Nghệ thuật sử dụng ánh sáng tự nhiên trong NT (Phần I) |
Từ khi sinh ra, cuộc sống của chúng ta đã gắn liền với ánh sáng. Ánh sáng đem lại sự sống với những màu sắc tự nhiên, màu hoàng hôn, màu bình minh... Áng sáng đôi khi mạnh mẽ găy gắt nhưng đôi khi cũng lãng mạn nhẹ nhàng, tô điểm cho vạn vật. Các vật thể dường như đẹp hơn như được ánh sáng chiếu vào, các không gian dường như lung linh hơn, có lẽ vì thế mà áng sáng được xem như một thứ nghệ thuật độc đáo. Thuở ấu thơ lúc chưa tiếp xúc với ánh đèn điện, những ký ức về ánh sáng của tôi là căn phòng tràn ngập ánh nắng, nắng xuyên qua những hàng cây, nắng ùa vào những ô cửa sổ của tôi... Mọi sự vật trở nên lung linh và đẹp đến lạ kì... Trong thời hiện đại nay, những công nghệ chiếu sáng ngày càng được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi để tạo nên những không gian mang tính thẩm mỹ cao, thế nhưng vẻ đẹp của ánh sáng tự nhiên và những hiệu quả nó mang lại vẫn là sự khát khao của con người. Thật vậy, áng sáng tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc truyền cảm những cái đẹp trong nội thất, nó tạo nên những vùng sáng tối đối lập và thể hiện được cái hồn của đối tượng, đôi khi chứa đựng những ý niệm về không gian và những tư tưởng triết lý trong nghệ thuật tạo hình không gian... Chính những hiệu quả ấy, ánh sáng tự nhiên đã tạo nên trong tôi sự thích thú. Và đề tài nghiên cứu của tôi đã lấy chủ đề; "NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG ÁNH SÁNG TƯ NHIÊN". Ở đây tôi muốn nghiên cúu tính thẩm mỹ và những ứng dụng ánh sáng tự nhiên vào những không gian nội thất khác nhau. I. HIỆU QUẢ CỦA ÁNH SÁNG: Ánh sáng sử dụng chiếu sáng tự nhiên:
Ánh sáng tự nhiên chan hòa vào không gian ở, làm không gian dường như thoáng rộng hơn, làm nổi bật những vật thể, tùy theo cường độ chiếu sáng mà có những hiệu quả khác nhau. Ánh sáng trong phòng khách được tận dụng tối đa, tạo nên cảm giác vui vẻ, phấn khởi, ánh sáng trong phòng ngủ được giảm nhẹ đi, để tạo cảm giác thư thái và nghỉ ngơi. Ánh sáng chan hòa khắp không gian, mang lại sự gần gũi giữa bên trong và bên ngoài, mang lại dáng vẻ bình yên và thoải mái. Hiệu quả bóng đổ của ánh sáng: Ngoài việc sử dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng cho không gian nội thất, người ta đã khéo léo vận dụng bóng đổ của ánh sáng để tạo nên những hiệu quả chiếu sáng thú vị đó là cách tận dụng những khéo léo những chi tiết của kết cấu như cột, đà, tường...để tạo nên những khoảng sáng bất ngờ, tạo điểm nhấn cho không gian. Sử dụng những "khe lấy sáng" để tạo nên những vệt sáng: Ánh sáng được khai thác một cách khéo léo, khoảng hở trên trần được tận dụng cho ánh sáng chiếu vào bên trong, tạo nên vệt sáng trên tường. Ánh sáng trên cao được tận dụng để tạo nên luồng sáng vào nhà. Thủ pháp lấy ánh sáng được sử dụng ở đây là những khe nhỏ trên tường, khi ánh sáng qua những khe này sẽ tạo thành những vệt sáng mạnh, tạo nên hiệu quả đặc biệt cho không gian. Những vệt sáng này còn đóng vai trò trang trí cho không gian, ở đây dường như không gian vô cùng đơn giản, nhưng chỉ cần những vệt sáng nhỏ là đẹp, vừa đủ, không cần bất kì họa tiết trang trí nào. Như vậy, qua những cách sử dụng ánh sáng tự nhiên một cách khéo léo để tạo nên hiệu quả chiếu sáng cho không gian, ta thấy được vai trò rất quan trọng của ánh sáng trong không gian nội thất, ánh sáng được sử dụng đúng chỗ sẽ tạo nên điểm nhấn cho không gian đẹp và thể hiện rõ ý đồ thiết kế hơn. Ánh sáng mang tính triết lý: + Ánh sáng tâm linh: Ánh sáng tự nhiên không chỉ được sử dụng để làm đẹp công trình mà còn được sử dụng để tạo một ý tưởng nào đó. Ánh sáng của nhà thờ được bố trí rất độc đáo, không chỉ mang lại hiệu quả chiếu sáng mà còn chứa đựng trong đó một biểu tượng của đạo Thiên Chúa, làm tăng chất "Thiền"cho giáo đường. Nghệ thuật sử dụng ánh sáng bắt đầu từ những ý niệm về câu chuyện của kinh thánh. Điểm tận cùng của không gian là một luồng gió mạng ở trên cao... đó là ý niệm "Cuối con đường của sự xám hối là ánh sáng của Chúa Trời". + Ánh sáng định hướng không gian: Ở những không gian này, ánh sáng không những được sử dụng để chiếu sáng, mà còn được sử dụng để định hướng các không gian. Đó là sự chuyển tiếp của các không gian khác nhau, không cần sự ngăn cách, các không gian này đan xen lẫn nhau, và ánh sáng là một sự định hướng. Ánh sáng định hướng cho không gian triễn lãm của bảo tàng. Dẫn dắt con người đến những không gian khác nhau... II. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG VẬT LIỆU ĐỂ TẠO HIỆU QUẢ ÁNH SÁNG Nghệ thuật sử dụng tranh kính:
Nghệ thuật tranh kính đã có từ thời xưa, tranh kính được vẽ thủ công có nhiều màu sắc. Vì vậy, ánh sáng rọi qua trang kính sẽ có màu, hòa lẫn với nhau tạo nên ánh sáng lung linh, mang nét đẹp lãng mạn, cổ điển và sang trọng. Sử dụng lam che nắng:
Sử dụng lam che nắng là một giải pháp đối với những nước nhiệt đới, Ánh nắng ở vùng nhiệt đới nóng và gắt. Vì vậy, sử dụng lam để hạn chế ánh nắng vào nhà, đồng thời cũng khóe lóe tạo những hiệu quả bóng đổ hấp dẫn. Sử dụng rèm cửa để diều tiết ánh sáng trong nội thất: Sử dụng công nghệ Hitech trong việc tạo ánh sáng tự nhiên:
Công trình bảo toàn Menil của kiến trúc sư Renzo sử dụng phương pháp tận dụng ánh sáng tự nhiên triệt để, bằng phương pháp sử dụng một hệ thống máy lấy sáng cong, để di động. Nhằm điều tiết ánh sáng tự nhiên ở mỗi thời điểm trong ngày, sao cho ánh sáng lúc nào cũng chan hòa khắc không gian trưng bày. Tạo nên hiệu quả chiếu sáng tiết kiệm năng lượng điện và hết sức hiệu quả. III. NGHIÊN CỨU NHỮNG HIỆU QUẢ THẨM MỸ KHÁC NHAU KHI THAY ĐỔI ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN:
Cùng một không gian giống nhau, nhưng hiệu quả về áng sáng khác nhau rõ rệt khi có ánh sáng tự nhiên và không có ánh sáng tự nhiên. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của con người. Khi có ánh sáng tự nhiên, căn phòng bừng sáng, tạo cảm giác phấn khích, vui vẻ khi không có ánh sáng tự nhiên. Căn phòng tối và cho người ta cảm giác thoải mái dễ chịu. Nghiên cứu sự thay đổi hiệu quả áng sáng trong một phòng với những phương pháp lấy áng sáng khác nhau: Trường hợp 1: áng sáng tự nhiên lan tảo vào không gian, mang lại cảm giác vui tươi, phấn phích. Trường hợp 2: ánh sáng được lấy từ trên cao, không gian không còn vui tươi sinh động nữa mà mang tính chất suy tưởng hoài niệm... Trường hợp 3: sử dụng hịeu quả tạo ánh sáng từ khe lấy ánh sáng trên cao, ở đây ánh sáng tạo điểm nhấn cho không gian sinh động hơn. Trường hợp 4: vẫn sử dụng phương pháp lấy ánh sáng trên cao, ánh sáng dường như lan tảo, làm cho không gian thoáng rộng và sinh động hơn. Trường hợp 5: dùng phương pháp lam che nắng , tạo nên hiệu quả bóng đổ của những thanh lam xuống sàn. IV. KẾT LUẬN: Ánh sáng - một phần không thể thiếu của nghệ thuật trong kiến trúc nói chung cũng như trong nội thất công trình. Con người đã dần chế ngự được ánh sáng và tạo không gian nội thất, điều khiển nó theo ý muốn. Ánh sáng mang lại nghệ thuật trong không gian nội thất, mang lại giá trị thẩm mỹ cao và làm tăng giá trí cho đối tượng được chiếu sáng. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Người ta đã tìm ra nhiều phương pháp mới để tận dụng nguồn sáng tự nhiện này, ví dụ như phát minh ra các sợi cáp quang silicon để làm tăng năng lượng chiếu sáng ban ngày, hay việc sử dụng kính để tăng cường ánh sáng... chứng tỏ người ta đã đặt biệt quan tâm đến ánh sáng tự nhiên, đó là yếu tố rất quan trọng để ngày càng tạo nên nhiều không gian có sức biểu cảm nghệ thuật cao. |