Chào mừng bạn đến với Anduy Archi thế giới kiến tạo - Welcome to Anduy Archi for creative people

10/08/2009

Nhà ba gian hai chái




MÔ HÌNH NHÀ Ở CHO NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
KTS Nguyễn Trần Đạt

1. DẨN NHẬP.
Tôi xin phép trình bày mối quan tâm của dân chúng DBSCL về những vấn đề có liên quan đến vùng này, nhất là trong lãnh vực quy hoạch, kiến trúc, xây dựng và phát triển là phạm vi chuyên môn mà tôi thích nghiên cứu. Hôm nay, trong Hội Thảo về đề tài "Sông Mékong và sự phát triển Việt Nam, tôi xin mạn phép trình bày vài ý kiến về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng và phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc căn bản về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng và phát triển thì chúng ta còn cần phải:
a. nghiên cứu kỹ (study/research) hoàn cảnh/ điều kiện thiên nhiên (site analysis như địa hình, thổ nhưỡng- địa chất, sông rạch, khí hậu, v.v…), kinh tế, chính trị, xã hội (phong tục tập quán, đời sống, sinh hoạt thường nhật của cư dân điạ phương, v.v…).
b. quy hoạch làm sao cho khu vực được gọn (trật tự) + sạch (vệ sinh) + đẹp (thẩm mỹ) + thuận lợi để phát triển trong tương lai.

2. MÔ HÌNH NHÀ Ở CHO NÔNG DÂN VÙNG ĐBSCL
Trong dịp về thăm gia đình năm 1994, tôi có nghe nói về đề tài xây dựng mô hình nhà ở cho nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài này đã được thảo luận và triển khai trên 3 năm nhưng vẫn chưa có được một mô hình nào khả dĩ tạm coi là "vừa ý' nhất. Có một bác làm thầu xây dựng đề nghị "các anh ở nước ngoài thử có ý kiến về việc này xem sao." Thú thật, cá nhân tôi chưa dám "đụng" đến đề tài này bởi 2 lẽ:
a. Thứ nhất, phải thật sự hiểu rõ về con người và hoàn cảnh ở địa phương này, nhất là nếp sống, phong tục tập quán, những nhu cầu thường ngày, những điểm đặc thù từ hoàn cảnh tự nhiên và xã hội. Mặc dù tôi sinh ra ở miền Tây Nam Việt nhưng tôi thật tình biết rất mù mờ về miền đất này bởi từ lúc mới một tuổi đã theo cha mẹ lên sống ở Saigon. Tất cả hình ảnh và hiểu biết về miền đất quê hương này chỉ có từ những chuyến đi chơi ngắn ngày, qua sách báo hay lời kể của cha mẹ, thân quyến, bạn bè.
b. Thứ hai, Việt Nam đã có những kiến trúc sư mà "tên tuổi" đã lừng lẫy với những giải thưởng kiến trúc quốc tế nổi tiếng, ví dụ như ông Thụ, như anh Tất, anh Mười, anh Lân.
Kinh nghiệm xử lý các vấn đề thuộc dạng này không thể không có ý kiến từ các tên tuổi đó. Tôi chỉ thắc mắc vì không hiểu tại sao các nhà kiến trúc và xây dựng bên nhà không "thích thú" với đề tài này(?). Từ ngày ra đề tài này đến nay, hầu như chỉ lác đác vài mô hình được thực hiện một cách "nghèo nàn." Vài mẫu nhà lắp ráp theo kiểu nhà tiền chế (tựa như mobile homes) với vật liệu chính là "tôn lá" và "tấm lợp fibro-cement", có căn như nhà sàn, có căn như trailer, từ màu sắc đến kiểu dáng thiết kế thật khó được nông dân ưa chuộng. Có vài Việt kiều (từ Canada, Đức, Uùc lẫn Mỹ) cũng trình bày một số kiểu dáng mới mẻ với vật liệu ngoại nhập, khá đủ tiện nghi nhưng giá thành khá cao và cũng chưa phù hợp sở thích cũng như nhu cầu của nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long. Tôi không biết có phải vì ngoài 2 lý do như tôi vừa nêu trên, còn có lý do nào khác, chẳng hạn như đối tượng (nông dân) không phải là "mối bở" (vừa không có nhiều tiền, lại khó tính), hay vì bế tắc trong việc giải quyết cùng lúc 5 mối (nhu cầu + sở thích + rẻ + đẹp + bền). Cũng có thể vì nhiều lý do "thầm kín" khác mà không ai tiện nói ra. Chỉ biết một điều: đề tài này đã không thu hút giới kiến trúc và xây dựng trong nước, nhất là giới trẻ. Tôi có đề nghị với KTS. Nguyễn Quang Nhạc tổ chức một cuộc thi có thưởng dành cho sinh viên ngành kiến trúc và xây dựng. Nếu trúng giải, ngoài phần thưởng & danh dự, mô hình sẽ trở thành kiểu mẫu được ưa chuộng nhất và sẽ nhanh chóng được xây dựng ồ ạt khắp vùng châu thổ sông Cửu Long trong chương trình quy hoạch và phát triển toàn vùng. Đó mới chính là niềm hạnh phúc và sung sướng to lớn nhất. Các bạn trẻ thử nghĩ đến điều đó đi, bởi đó không chỉ là giấc mơ ấp ủ từ lâu nay của hàng triệu con người đã sinh ra và sống trên vùng đất phù sa châu thổsông Cửu Long này. Giấc mơ này bao giờ mới trở thành sự thật, nếu như ngay thế hệ chúng ta vẫn còn ngoảnh mặt làm ngơ? Không lẽ lại đợi đến thế hệ con cháu chúng ta?
Mong rằng sẽ nhận được những ý kiến xây dựng, nhất là từ các bạn đàn anh. Với các bạn trẻ, tôi rất mong được tiếp tục chia sẻ và hợp tác trong nghiên cứu và thử nghiệm vì một tương lai tốt đẹp của Việt Nam,hoàn toàn không phải vì cái "tôi" mà là vì quê hương của tất cả chúng ta, bởi tôi tin sự sáng tạo và chịu khó sẽ được đền bù xứng đáng.

3.¨ NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA (SITE ANALYSIS)
Miền Tây Nam Việt, khi cố hình dung lại mảnh đất quê hương yêu dấu này của tôi thì con sông Cửu Long với chín cửa và hàng ngàn kilômét kinh rạch chằng chịt, với mùa nước nổi và lũ lụt hàng năm,…là hình ảnh nổi bật nhất luôn đọng lại trong tâm trí tôi. Có thể nói sông rạch là mạch máu luân lưu nuôi sống toàn miền. Xây dựng nhà ở trên miền đất này không thể không quan tâm đến con sông Cửu Long và mạng lưới sông rạch chằng chịt ở đây. Ai cũng thích sống gần sông rạch bởi đó vừa là nơi cung cấp nguồn nước ngọt cho cuộc sống, cho tưới tiêu, cung cấp thực phẩm (cá, tôm, tép…), vừa là nơi tắm rửa, giặt giũ, vừa là "xa lộ" êm mát và trữ tình nhất thế gian này. Gần sông rạch, không khí mát mẻ và dường như thanh tịnh hơn. Tuy vậy, lũ lụt và mùa nước nổi lại là một vấn đề "đau đầu" bởi không dễ khắc phục khó khăn này, chưa kể phèn chua & ngập mặn cũng rất nan giải. Cho nên, đề tài này là vấn đề mà bản thân tôi lưu ý trước hết, trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, chưa thể giải quyết mọi vấn đề ở tầm mức quy mô hơn.
Tuy sống gần sông rạch nhưng lúc nào nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long cũng coi nước (ngọt + sạch) như là một mối quan tâm hàng đầu bởi nước nước (ngọt + sạch) cũng là một nhu cầu quan trọng bậc nhất trong cuộc sống thường ngày, như cơm gạo và không khí vậy. Nhà nào cũng có ít nhất một lu nước uống, vài lu nước xài, cũng có khi đào một cái ao hay khá hơn thì xây luôn một hồ chứa nước (thường chỉ 5 hay 3 thước khối) ngay phía sau nhà. Cho đến tháng 7/94, tôi vẫn thấy hầu như nhà nào trong miệt vườn ruộngcũng chỉ xài nước mưa hay nước từ ao hồ, sông rạch chứ chưa có được hệ thống dẫn nước từ Nhà Máy Nước Quận hay Tỉnh. Trước 1975, Nha Cấp Thủy (Bộ Công Chánh) có nhiều cố gắng trong việc đào giếng để cung cấp nước ngọt cho các vùng thôn quê hẻo lánh nhưng từ đó đến nay, các hệ thống giếng, máy bơm và ống dẫn nước không được cải thiện (chỉ ưu tiên cho đô thị?) mà cũng không thấy xây dựng thêm được là bao? Cũng có thể do nghèo nên họ chưa đủ tiền xài nước máy? Cho nên, khi xây dựng mô hình nhà ở cho nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long, chúng ta không thể quên vấn đề này, đồng thời cần tránh gây ô nhiễm môi sinh, nhất là hệ thống sông rạch vùng này.
Nông dân gắn liền với mảnh đất, ruộng vườn, sông rạch như thế nào thì họ cũng yêu quý con trâu, cái cày, cái bừa, chiếc xuồng của họ như thế đó. Mất những thứ đó là mất chén cơm, manh áo, ảnh hưởng đến cuộc sống của cả gia đình mình. Cho nên, chúng ta không thể không quan tâm đến một nơi cất giữ "gia tài" nhỏ nhoi này. Kiểu nhà ở miền này phổ biến nhất cũng vẫn là kiểu nhà "ba gian hai chái", thường trên một nền đất cao hay là một loại nhà sàn với chuồng trâu, bò, heo, gà… phía dưới (chủ yếu ở vùng có mùa nước nổi hay dễ bị lũ lụt hàng năm). Cửa chính mở rộng ra ngay giữa gian chính - đó cũng là nơi thờ phượng, tập hợp gia đình và sinh hoạt chung (như living room ở Mỹ vậy). Trước tủ thờ là một bàn ăn hay bàn khách với 2 hay 4 ghế (tuỳ giàu hay nghèo mà số lượng và chất lượng bàn ghế thay đổi), đây là nơi ăn uống chung của gia đình, ngoại trừ các gia đình khá giả hơn thì có bàn ăn đàng hoàng hơn phiá sau, gần khu chái bếp. Chổ ngủ thường là một bộ ván ngay phía sau tủ thờ hay ở 2 gian bên. Đầu bộ ván thường là tủ quần áo, mùng mền. Chái phải thường chứa thóc, lúa giống và các nông ngư cụ. Chái trái thường là nơi để ghe xuồng, với phòng tắm sát bên chái bếp phía sau. Góc bếp thường nằm sau chái hè, gần sàn nước và mấy cái lu hay hồ chứa nước. Dưới mấy cái bếp thường là mấy đụn rơm rạ, than củi hay mấy tàu lá khô - tôi muốn nói đến một nơi chứa "chất đốt". Khói bếp cứ mặc nhiên tỏa ra "thoải mái" theo các khe hở giữa mái lá (độ dốc thấp, thường là lợp lá dừa nước, trung bình 5 hay 3 năm thay lại một lần) và vách đất (hay vách lá / nhà nghèo). Mái ngói, tường gạch quét vôi chỉ có ở những nhà khá giả hơn, thường gần quận lỵ hay tỉnh lỵ, hoặc ở thị trấn hay các xã trù phú. Phòng tắm thường sát cạnh bếp, sàn nước và hồ chứa nước.
Nhà vệ sinh thường là loại "cầu cá tra" nằm trên ao cá xa nhà một tí nhưng thoáng mát, tiện lợi và rất đơn giản. Các nhà khá hơn thì cất một phòng tắm chung với nhà cầu /vệ sinh ngay phía sau bếp, với một hồ chứa nước xài. Tuỳ địa phương, tuỳ điều kiện địa lý tự nhiên (là nơi đất giồng/ gò hay ngập nước/nước nổi, là miệt vườn/ ruộng hay ven đô), tuỳ sở thích và khả năng tài chánh của gia chủ, nhà ở cho nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long có sự sắp xếp bên trong (interior) và kiểu cách bên ngoài (exterior), dù có "lai Tàu" hay "lai Tây" mà có thay đổi thêm chút đỉnh, bố cục không gian nhìn chung vẫn là vậy. Tóm lại, khái niệm về nhà ở cho nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long còn đọng lại trong ký ức tôi chỉ đơn giản và vỏn vẹn như vậy thôi.

4.¨ THIẾT KẾ KHÔNG GIAN & KHỐI (SPACE & FORMS) VÀ NHU CẦU CĂN BẢN (BASIC NEEDS)

Từ cái "sườn" (frame - outline, sketching) căn bản đó, chúng ta có thể bắt đầu nghiên cứu "bình đồ" (floor plan) của một căn nhà tiêu biểu, với những nhu cầu, hoàn cảnh / điều kiện và tiện nghi căn bản như vậy. Sau đó là tìm cách sắp xếp lại "không gian" (space), tìm ra các khoảng trống (open spaces) để có thể nối kết (connection) hợp lý và lưu thông (circulation) thuận tiện nhất. Sự sáng tạo của mỗi cá nhân được thể hiện độc đáo hay không là trong bước quan trọng này, trước khi đi tiếp giai đoạn kế: kết cấu và tạo dáng cho một tổng thể hoàn chỉnh. Vật liệu được sử dụng cho mô hình nhà ở cho nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long cùng lúc phải thỏa mãn 5 mối chính đã nêu trên đây, trong đó phải chú ý đến việc đáp ứng điều kiện địa lý, khí hậu, thủy văn ở từng khu vực riêng biệt (nếu có được một mẫu mô hình có thể lắp ráp để có thể di chuyển và sử dụng thuận tiện cho nhiều điều kiện / hoàn cảnh khác nhau thì thật hay!). Bên cạnh đó, phí tổn cần thu hẹp trong con số từ 2,500 đến 5,000 Mỹ kim (Hai ngàn năm trăm đến năm ngàn mỹ kim/ thời điểm 1994) cho mỗi căn nhà (không kể tiền đất).
Do đó, sự kết hợp giữa giáo viên & sinh viên ngành kiến trúc, xây dựng với các khoa khác (lý, hóa, cơ, điện, thuỷ văn khí tượng, sức bềnvật liệu …) thuộc các trường đại học (Bách Khoa, Tổng Hợp…) và chuyên nghiệp khác là điều cần thiết và bắt buộc phải có trong việc nghiên cứu, tìm tòi một vài loại chất liệu mới nhằm cung ứng cho việc sản xuất ra các loại vật liệu mới cho ngành xây dựng địa phương. Chẳng hạn, chúng ta thử nghiên cứu việc trộn các xơ dừa với thạch cao hay đất sét cùng với một vài loại hóa chất khác để làm ra một loại drywall /sheetrock mới bằng chính nguyên liệu tại chổ / địa phương, vừa tận dụng tài nguyên đất nước, vừa giải quyết nguồn lao động và tiết kiệm rất nhiều, chưa kể có thể xuất khẩu sau này.
Vách tường không thể chỉ dựa vào tôn kẽm hay kim loại nào khác bởi chúng không đáp ứng hoàn cảnh (khí hậu nóng - ẩm - mưa nhiều, lũ lụt 6 tháng/năm, nhiều nơi đất trũng thấp hơn mực nước biển như vùng tứ giác Long Xuyên, Cà Mau…), nhu cầu(rẻ và bền) và sở thích (đơn giản, thoáng mát, tập tục và lề thói của cư dân từng địa phương khác nhau) của "thân chủ" của chúng ta. Với mái nhà cũng vậy, chúng ta không thể quanh quẩn mãi với tấm lợp fibro-cement hay tôn các loại (tôn lạnh, tôn lá…),cho dù đó là những loại vật liệu khá phù hợp và khả dĩ đáp ứng với 5 mối trên Quanh nhà ở không thể thiếu một mảnh vườn nho nhỏ để trồng hoa quả và cây kiểng hay các loại rau. Chính điều này sẽ góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ và kinh tế của căn nhà mà ông cha ta đã biết từ lâu. Một vườn cây ăn trái, một hàng dâm bụt, một dậu mồng tơi, vài bụi húng quế… sẽ làm căn nhà thêm tươi mát mà chúng ta không thể quên " khoảng xanh" rất cần thiết này. Một điều quan trọng không nên xem thường: tuyệt đối tránh phá vỡ cảnh quan thiên nhiên trong một không gian chưa hề bị ô nhiễm hay lai tạp. Chỉ cho phép củng cố (enhanced) chứ không được phá hại môi trường tự nhiên, dù vô tình hay cố ý đều cần được xử lý nghiêm ngặt, nhất là ở những "đặc khu" như Tràm Chim Tam Nông, sân chim Bạc Liêu, v.v… Cảnh quan, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, đời sống người dân và truyền thống lâu đời là những điều chúng ta không thể coi thường khi bắt tay vào thiết kế và xây dựng cho cư dân vùng này. Tôi rất ưa thích loại nhà bè và nhà sàn của bà con sống trong vùng tứ giác Long Xuyên hay ven biển; chỉ cần chúng ta nghiên cứu cải tiến hợp lý hơn thì cũng có thể giúp bà con sống với lũ lụt khả dĩ an toàn hơn, hoà mình với thiên nhiênđể tồn tại & phát triển chứ đừng nghĩ đến chuyện "cải tạo" cả tự nhiên mà trở nên "không tưởng". Cảnh quan, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, đời sống và truyền thống lâu đời là những điều chúng ta không thể coi thường khi bắt tay vào thiết kế và xây dựng cho cư dân vùng này.
Đây là một đề tài hay nhưng không dễ, không đơn giản, không thể giải quyết đơn lẻ mà cần phối hợp để từng bước gỡ 5 mối (nhu cầu + sở thích + rẻ + đẹp + bền)mà không phá vỡ không gian tổng thể (nhất là cảnh quan và môi trường tự nhiên) lẫn giá trị nhân văn truyền thống điạ phương, nhất là phải phù hợp với người dân địa phương.

5.¨ VẬT LIỆU & PHÍ TỔN (MATERIAL & COST)
Làm sao người sử dụng có thể tự làm hay thay thế dễ dàng(theo kiểu "Do - It - Yourself") thì quả là thành công đáng kể. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây vấn đề tạo nguồn vật liệu mới bằng chính nguyên vật liệu địa phương, vừa phù hợp với sự phát triển hiện đại, vừa đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của cuộc sống chúng ta.
Vấn đề chính mà tôi thật sự quan tâm là làm sao tận dụng nguyên vật liệu sẳn có trong nước (địa phương /tại chổ) để kết hợp với các kiểu dáng (mới mẻ mà không xa rời truyền thống dân tộc) cùng với cách bố cục không gian vừa sáng tạo, hợp lý, vừa thoáng và mạch lạc để hình thành những mô hình thật sự đáp ứng được những (5) yêu cầu nêu trên. Thử khởi sự bằng viên gạch, tấm vách… để từng bước tìm ra lời giải cho bài toán này xem sao? Có thể từ đó sẽ tạo lập, hình thành và củng cố dần một trường phái kiến trúc hoàn toàn mang sắc thái dân tộc Việt Nam chăng?
Vấn đề chính mà người Việt ở nước ngoài có thể đóng góp cho mô hình này là góp phần tìm kiếm từ những kỹ thuật, kiểu cách, vật liệu của xứ người có thể ứng dụng cho đồng bằng sông Cửu Long. Tôi muốn đề cập đến việc phổ cập thông tin kỹ thuật xây dựng và thiết kế (bao gồm các loại tạp chí, phim ảnh, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm qua Email / Internet,v.v…) cho người Việt trong nước, nhất là nguồn tư liệu tham khảo ở các thư viện (trước mắt là tập trung đầu tư cho các thư viện lớn của các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, các thành phố lớn). Cần khuyến khích sự hợp tác trao đổi thông tin kỹ thuật trong giới chuyên viên, sinh viên và nhà buôn, nhà sản xuất; song chớ quên rằng cần sáng tạo sao cho phù hợp hoàn cảnh / điều kiện địa phương mới thật là quan yếu, tránh hiện tượng sao chép, lai tạp bừa bãi, cũng đừng "bê nguyên xi" từ xứ người về làm của mình. Những cái "mới" (trong cả kiểu cách thiết kế bên trong và bên ngoài lẫn nguyên vật liệu kết cấu) làm sao được "chấp nhận" mà không phá vỡ những cái "cũ" vốn dĩ đã thành cái "nếp". Khó là ở chổ đó. Tuy nhiên, tôi cũng muốn lưu giữ một số cái "cũ" rất nên giữ, ví dụ như nên có cửa lưới ngăn ruồi muỗi thay vì dùng quá nhiều cửa kính, làm như vậy sẽ giữ được sự thoáng mát, vệ sinh và tiết kiệm. Cá nhân tôi cũng ưa thích việc dùng "gạch tàu" vừa mát, vừa sạch, dễ lau chùi, dễ thay, dễ lót. Mong sao các loại ngói đỏ sẽ vẫn được dùng để lợp mái nhưng cũng hy vọng rằng các xưởng cưa gỗ sẽ được trang bị hiện đại hơn để không những việc cưa xẻ gỗ đúng tiêu chuẩn quốc tế hơn mà họ còn thuộc (treated) gỗ để chống ẩm mốc và mối mọt, tăng cường độ bền trong việc sử dụng gỗ trong xây dựng. Vách tường nên dùng stucco cho vách ngoài (exterior) , còn vách trong (interior) thì có thể xài drywall chống ẩm mốc, thấm thấu bởi chúng ta không thể quên đặc điểm nóng - ẩm - mưa nhiều của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. Loại sườn metal stud (kích thước 2x4) có thể dùng tạm khi chúng ta chưa có gỗ thuộc và cưa xẻ đúng quy cách như hiện nay, cũng hạn chế được nạn phá rừng và môi sinh, lại có thể tha hồ sáng tạo thêm nhiều thứ rất hay khác trong việc trang trí nội thất. Chúng ta cũng nên tôn trọng lối bố cục vốn dĩ đáp ứng điều kiện tự nhiên và tập quán của người dân địa phương, nhất là nên tránh việc xây cất san sát, thiếu "khoảng xanh" (green spaces) và không thể phá vỡ cảnh quan thiên nhiên vốn dĩ còn rất 'trinh nguyên" vô cùng xinh xắn.

6. KẾT LUẬN (CONCLUSION).

Mô hình nhà ở cho nông dân vùng đồng bằngsông Cửu Long đã được thảo luận và triển khai ở Việt Nam từ đầu thập niên 1990. Tuy có vài mô hình đã được thực hiện, nhưng theo ý tôi, vẫn chưa có một mô hình nào có thể gọi là "vừa ý;" bởi vì, một mô hình lý tưởng không những phải hội đủ các yếu tố như nhu cầu, sở thích, rẽ, bền, và đẹp mà còn phải phù hợp với điều kiện thiên nhiên và giá trị nhân văn truyền thống của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một vấn đề tuy phức tạp và khó khăn nhưng vẫn có thể giải quyết thỏa đáng, nếu chúng ta biết tuân thủ những nguyên tắc căn bản về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng và phát triển và biết phối hợp một cách khôn ngoan để tận dụng tài nguyên và nhân lực sẳn có.
Một trong những yếu tố quan trọng cần phải nghiên cứu cẩn thận là hệ thống sinh thái và điều kiện thủy học của sông Cửu Long và hệ thống kinh rạch chằng chịt trong vùng. Yếu tố nầy có ảnh hưởng quyết định trên sinh hoạt và giá trị nhân văn của nông dân vùng đồng bằng sôngCửu Long. Tất cả các cơ cấu kiến trúc phải hòa mình và củng cố hệ thống sinh thái và điều kiện thủy học nầy.
Mô hình lý tưởng cho nông dân vùng đồng bằngsông Cửu Long cần phải rút tỉa kinh nghiệm của kiểu nhà "ba gian hai chái" và phải thỏa mãn những nhu cầu căn bản trong công việc đồng án cũng như trong sinh hoạt hằng ngày.
Thêm vào đó, sẽ là những tiện nghi để nâng cao mức sống theo đà phát triển chung. Vật liệu dùng cho mô hình cũng phải hội đủ năm yếu tố (nhu cầu, sở thích, rẽ, đẹp, và bền) và phải đáp ứng điều kiện về địa lý, khí hậu, và thủy văn ở từng vùng riêng biệt. Quan trọng nhất là làm sao tận dụng nguyên vật liệu có sẳn tại chổ hoặc trong nước mà không ảnh hưởng tai hại đến môi sinh.
Tôi tin rằng chúng ta sẽ tìm được một mô hình nhà ở lý tưởng cho nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
7. Tác Giả.
KTS. NGUYỄN ĐẠT (VAST Conference -1999), Landscape Architect/ A.S.L.A./ CPU. POMONA / Dames &
Moore (Santa Ana),Land Design (Buena Park), CALTRANS (District 7/ Los Angeles) - CA Assistant City Planner
(City of Artesia) - CA Architect/ A.I.A./ U.C.LA./ DES (Redwood City)
Building Plan Checker / County of Alameda - CA

Nhà cửa
* Nhà người Việt miền Bắc:
Nhà người Việt miền Bắc có nhiều kiểu, nhiều dạng khác nhau thể hiện ở kết cấu bộ khung nhà, chủ yếu là ở các kiểu vì kèo, ở bình đồ, (tổ hợp nhà ), ở tổ chức mặt bằng sinh hoạt... Song kiểu nhà ba gian hai chái với vì kèo suốt - giá chiêng - sáu hàng cột là tiêu biểu hơn cả. Cũng có thề là vì kẻ chuyền (một biến dạng gần của vì kèo suốt). Tổ hợp hai nhà : nhà chính và nhà phụ kết hợp với nhau theo hình "thước thợ ". Mặt bằng sinh hoạt : gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên, phản gỗ (ghế ngựa) dành cho chủ nhà và bàn ghế tiếp khách. Hai gian bên của gian giữa kê giường tủ giành cho các thành viên nam trong nhà. Hai gian chái có vách (đố hoặc tường) ngăn với ba gian giữa. Trong các gian này dành cho sinh hoạt của các thành viên nữ, đồng thời còn là nơi để cất lương thực và các thứ lặt vặt khác. Đó là ngôi nhà chính, còn nhà phụ : một gian hai chái, vì kèo thường đơn giản (vì kèo cầu hoặc vì kèo - ba cột). nhà này thường là nhà bếp kết hợp làm nơi để nông cụ, cối xay, cối giã, và chuồng trâu...
* Nhà người Việt miền Trung:
Nhà miền Trung, một kiểu nhà rất phổ biến, đó là nhà rường. Vì kèo bốn cột không có giá chiêng, đặt trên lưng trếng (xà lòng) của hai vì kèo gian giữa người ta đặt một cái giương dùng làm kho. Yếu tố này chúng ta có thể thấy ở nhà một số cư dân thuộc ngôn ngữ Môn-Khơ me cực nam Trung Bộ : Mạ, Chil. Cơ ho, Xtiêng...Cách bố trí trong nhà có khác nhà miền Bắc đôi chút.
Nói đến nhà miền Trung còn phải kể đến một kiểu nhà khá đặc biệt, đó là nhà lá mái. Nhà gồm hai lớp nóc : lớp trong bằng đất, lớp ngoài lợp lá, chủ yếu là để chống gió Lào.

Hương Cao

Ngày xưa tôi là người ở hai-đầu-thước-kẻ và các bạn đoán đúng, tôi rất cực đoan. Điều gì nghĩ rằng mình đúng thì tôi cãi tới mức, phải chứng minh rằng mình đúng còn người kia sai tôi mới chịu ngưng

Tuy rất thích thú mỗi lần nghe thầy tôi nói, “Coi chừng sự trở lại của cái đòng đưa”, vậy mà tôi vẫn cứ nằm trên đường đi của cái đòng đưa và kết cuộc là đôi khi bị cái đòng đưa đập vào mặt!

Cái đòng đưa mà thầy tôi hay nói còn gọi là con lắc. Con lắc được buộc vào một sợi dây, trên cùng được giữ bằng một mối. Nếu ta đưa tay đánh vào nó, thì nó bật qua bên kia rồi trở lại bên này, cứ lắc tới lắc lui với sự nắm giữ của cái chốt trên cùng.

Khi cái đòng đưa đang còn ở bên kia thì phải nghĩ nó sẽ trở lại để tránh, khỏi bị nó … đập vào mặt.



Cái đòng đưa
Nguồn: cds.caltech.edu
________________________________________
Nếu để ý, ta có thể thấy được trên con đường lắc qua lắc lại của cái đòng đưa có một chỗ sợi dây thẳng góc với mặt đất, đó là điểm mà dù qua trái hay phải cái đòng đưa cũng phải trở về, chính là điểm giữ thăng bằng cho cái đòng đưa.

Cái đòng đưa qua mặt rồi qua trái, từ trái lại trở về mặt. Cuộc đời cũng vậy, có sáng, có tối, có đêm có ngày, có đực có cái, có an có nguy. Khi an thì phải biết có khi nguy, khi sáng phải nhớ có khi tối, biết như vậy ta sẽ bớt hụt hẩng khi ánh sáng bị bóng tối thay thế bủa vây, khi cái buồn đến thế chỗ cho niềm vui ….

Tôi chưa thực hành được câu “Bất thiên chi vị trung, bất dịch chi vị dung. Trung giả thiên hạ chi chính đạo, Dung giả thiên hạ chi định lý…”(1) (Không thiên lệch là trung; không thay đổi hay di dịch là dung. Trung là con đường chính của thiên hạ; Dung là lẽ nhất định hay định lý của thiên hạ…).[sách Trung Dung –Trung tâm học liệu Bộ Giáo dục (miền Nam)], đó chính là điểm giữa của cái đòng đưa. Tôi vẫn còn khi thì thái quá, khi thì bất cập, nghĩa là tôi vẫn ở hai-đầu-thước-kẻ.

Có hề gì đâu phải không các bạn? Nếu tuổi trẻ mà thấu đáo được lẽ Trung dung (Trung dung chứ không phải Trung đạo) thì thành tuổi già mất rồi!

Tuổi đôi mươi trôi qua trong êm đềm với học đường, với Brodard, với Pagode, Hoàng Gia, rồi Rex, Khải Hoàn, bún ốc hẻm Casino, chả giò bà Ba Bủng, v.v... và v.v... tưởng chừng hai-đầu-thước-kẻ vẫn mãi hoài là hai-đầu-thước-kẻ.

Nhưng không, có một ngày nào đó, phải ca bài “Trả lại em yêu”, và hai-đầu-thước-kẻ cũng theo quy luật biện chứng mà biến đổi dần thành… nhà ba gian (hay như đạo Phật là lẽ vô thường)

Trời có sáng có tối, có đêm có ngày, người có nam có nữ, chim có trống có mái, vật có đực có cái, nếu thiếu một trong hai thì vạn vật sẽ ngừng phát triển, đó là luật âm dương vận hành: Nhất âm nhất dương chi vị đạo.

Việt nam ta có câu:

Mình với ta tuy hai mà một,
Ta với mình tuy một mà hai.

Sao lại một mà hai, hai mà một? Một lực vô hình nào đó cuộn tròn chúng thành một, rồi tách chúng ra làm hai, rồi cuộn tròn lại… không ngưng nghỉ làm thành một vòng quay sinh sinh hoá hoá.

Kìa xem cái trứng, sau khi thụ tinh, đã ấp ủ hai trong một; rồi kỳ diệu thay tự tách thành bốn, thành tám, thành 16…. biến biến hoá hoá và cuối cùng một sinh vật mới được tạo ra.

Cái gì làm cho hai nguyên tố ở hai cực giao nhau, nắm giữ nó và tạo thế cân bằng cho chúng sinh sinh hoá hoá?

Ở cái đòng đưa thì tôi đã thấy mối nắm giữ, khiến con lắc ngày đêm mãi miết đánh qua đánh lại. Và tôi nghĩ tất cả sự sự vật vật đều có mối nắm giữ, chỉ là mình chưa hiểu thấu mà thôi.

Bị đời đánh vật cũng khá nhiều, tôi nghĩ mình không còn là hai-đầu-thước-kẻ nữa mà đã dần dần biến thành căn nhà ba gian rồi. Vì sao từ hai-đầu-thước-kẻ tôi lại trở thành căn nhà ba gian? Ý nghĩa của nhà ba gian là gì?

Nhà 3 gian 2 chái
Nguồn: chudu24.com
________________________________________
Nhà ở của Việt nam ngày xưa thường cất theo lối ba gian với 3 cửa lớn, nếu muốn rộng hơn để có chỗ làm bếp, nhà tắm thì người ta cất thêm chái hai bên hông nhà, gọi là nhà ba gian hai chái hoặc không cần nhiều thì người ta chỉ che thêm một bên gọi là nhà ba gian một chái. Nhưng điểm chính vẫn là nhà ba gian.

Tuy không ngăn thành từng phòng như lối xây nhà hiện nay, nhưng ở căn nhà ba gian, bước vào nhà, ta có thể nhận ra căn nhà chia làm 3 phần rất cân phân: Gian giữa là nơi để bàn thờ, 2 bên để hai cái sập gụ hoặc giường… Trước bàn thờ người ta có thể đặt bàn khách.

Nhà lớn hơn thì phía sau ba gian này, hai bên có hai phòng, giữa là hành lang để ra bếp và nhà tắm. Cuối nhà thì có bếp một bên, nhà tắm một bên và giữa được đặt một bàn ăn, đến giờ ăn, cả nhà quay quần ấm áp bên nhau, ngoài không nhìn thấy trong, trong kín đáo êm đềm. Thật là một bức tranh đẹp.

Tại sao lại 3 gian mà không 2 gian, 4 gian, 6 gian?

Lão Tử có câu: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật...”

Sao không nhất hay nhị sinh vạn vật mà phải tới con số tam mới sinh vạn vật?

Có phải con số ba này là con số đầu mối nắm hai đầu âm dương để điều hoà chúng, để vận hành chúng theo một chiều trật tự không? Tôi không biết nhưng chắc chắn đây là số ba kỳ diệu, số ba điều hoà.

Và căn nhà ba gian nằm trên sự suy gẫm này mà tạo thành.

Âm dương là đầu mối của vạn vật, âm dương quyện lẫn vào nhau, càn khôn mới chuyển động, vận hành. Cầm nắm hai đầu âm dương là thái cực.

Dương, tính nóng, nhẹ, sáng, là phần động, là sinh khí; Âm, tính lạnh, nặng, tối, là phần tĩnh, là tử khí. Tuy đối nghịch nhau nhưng chúng lại hoà hợp nhau như một bản giao hưởng với âm dương nhịp nhàng phối hợp. Thái cực cầm nắm hai đầu mối âm dương này khiến chúng giao lưu trong vòng trật tự, không rối loạn.

Theo nguyên lý này, nhà ba gian được thiết lập.

Gian bên trái là dương, gian bên phải là âm và gian giữa chính là thái cực vậy. Âm dương phối hợp nhịp nhàng, vào ra uyển chuyển trong quy luật nhờ sự cầm nắm của thái cực, đó là căn bản làm nên căn nhà ba gian, do đó tạo nên thế vững vàng cho ngôi nhà.

Ba gian cũng tượng trưng cho phúc, lộc, thọ (hoặc Thiên, Địa, Nhân, v.v...) Vì vậy người xưa tin rằng chỉ có căn nhà ba gian mới đem lại hạnh phúc êm ấm cho người trong nhà. (chắc vì đã có 3 ông Phúc, Lộc, Thọ che chở?)

Có lẽ vì vậy mà gia đình xưa ổn định, trật tự. Từ khi du nhập lối xây cất mới, những kiểu nhà song lập được dựng lên (chỉ có âm dương mà không có thái cực cầm nắm), thiết kế nhà theo mỹ thuật Âu tây, nền tảng gia đình của Việt nam lung lay dần? Có phải vậy chăng?

Việt nam ta có câu, “Sống cái nhà, thác cái mồ”; Xem như thế, đối với người Việt nam, cái nhà thật quan trọng thay! Ngày nay, nhìn lại, ai là người đẩy chúng ta ra khỏi căn nhà thân yêu ấy? Ai là người đưa chúng ta đến tình trạng lang thang vất vưởng, sống không có nơi để gởi, thác không có chỗ để về như lời nói thiết tha bao đời truyền lại, “Sống gởi, thác về ”

Từ con ngựa không cương, hai-đầu-thước-kẻ, với thời gian dần trôi, cuộc đời không chỉ có “cây dài bóng mát” không chỉ có “hẹn hò đây đó” để “uống ly chanh đường”; mà cuộc đời còn có đau thương, nước mắt, lăn lộn, mất mát, chia cắt, ly biệt, tất cả những thứ đó cũng được cuộn tròn lại, xoay chuyển, nhồi nắn, biến tôi thành căn-nhà-ba-gian đó các bạn ạ.

Tôi dần dần thấy những tật xấu của mình, những thái quá và bất cập của mình, đã biết “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” để tự tu sửa bản thân, biết tự mình kềm chế những giận dữ, những kiêu căng ngã mạn, thế nhưng căn nhà-ba-gian này đôi khi cũng có những nổi bất an.

Rồi có ngày căn nhà-ba-gian sẽ nhẹ nhàng buông bỏ hai đầu âm dương, trắng đen, sáng tối quay cuồng với sự nắm giữ của thái cực để mỉm cười đọc câu “Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc”.

Buông bỏ điều mà người ta gọi là Nhất nguyên để đến chỗ “Không tư bản cũng không cộng sản, là tư bản mà cũng là cộng sản”. Xin các bạn chớ vội kết luận tôi là thiên cộng nhé. Tội nghiệp lắm. Tôi đang nghiền ngẫm thuyết Bất nhị của nhà Phật đó. Hi hi.

Là hai-đầu-thước-kẻ hay căn-nhà-ba-gian, là tư bản hay cộng sản hoặc không tư bản, không cộng sản, tôi vẫn chỉ là một người Việt nam bình thường và tầm thường.

Như muôn ngàn người Việt nam khác, tôi cũng đau buồn khi đất nước bị chia cắt, cũng khóc hận khi cái gọi là “hoà bình thống nhất” trở về trên đất nước mà hàng triệu thanh niên ưu tú bị lùa vào rừng thiêng nước độc để chết dần chết mòn trong đó; hàng triệu gia đình bị đuổi khỏi căn nhà thân yêu, căn nhà mà hằng bao đời ông cha họ đã đổ mồ hôi nước mắt mới dựng nên, để lên núi cao xây dựng cái gọi là “kinh tế mới”; rồi thì hàng triệu người bất chấp nguy khó, hải tặc, cưỡng hiếp, ngay cả phải bỏ thân mình, lần dò trong đêm tối trời, liều lĩnh xô thuyền ra biển đông, tìm đường sống trong cái chết.

Sau đó phải chứng kiến cảnh biết bao thiếu nữ mơn mởn xinh tươi đứng phơi thân cho một đám ngoại nhân rửa mắt, vọc phá; đám người mà ngày xưa, những người con gái Việt nam đàng hoàng không bao giờ để mắt tới! Một dân tộc bao đời được lũy tre xanh che chở, nay vì chén cơm manh áo đã phải bán thân đi lao động xứ người. Họ còn bị cướp đoạt lương tiền mà không được đám người tự nhận là chính quyền của nhân dân bảo vệ!

Mấy ngàn năm sau, dân Việt lại một lần nữa nhìn cảnh ly biệt của cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, xót xa chia đôi đàn con, đứa lên rừng, đứa xuống biển. Đến bao giờ thì mẹ Việt nam mới hết khổ đau, đón đàn con phiêu bạt trở về trong vòng tay ôm của mẹ, trong căn nhà êm ấm của cha?
© DCVOnline

DCVOnline (1) Trung Dung ‒ Châu Hy Chương Cú

Tử Trình Tử viết: bất thiên chi vị trung, bất dịch chi vị dung; trung giả thiên hạ chi chính đạo, dung giả thiên hạ chi định lý. Thử thiên nãi Khổng môn truyền thụ tâm pháp, Tử Tư khủng kỳ cửu nhi sai dã, cố bút chi ư thư, dĩ thụ Mạnh tử; kỳ thư thủy ngôn nhất lý, trung tán vi vạn sự, mạt phục hợp vi nhất, phóng chi tắc di lục hợp, giai thực học dã. Thiện độc giả, ngoạn sách nhi hữu đắc yên, tắc chung thân dụng chi, hữu bất năng tận giã hĩ.

Dịch nghĩa ‒ Sách Trung Dung

(Châu Hy chia từng chương, từng câu)

Thầy Trình tử nói rằng: không lệch gọi là trung, không thay đổi gọi là dung; trung là đường chính trong thiên hạ, dung là lẽ nhất định trong thiện hạ. Thiên này là tâm pháp của học trò đức Khổng nghe thầy dạy mà truyền lại. Thầy Tử Tư sợ lâu ngày sai đi, nên chép vào sách mà truyền cho thầy Mạnh tử. Sách này bắt đầu nói về một lẽ, tờ giữa tản ra làm muôn việc , sau cùng hợp lại một lẽ, rải ra thì nó đầy cả sáu “hợp”, cuốn lại thì nó trở về dấu vào nơi kín, ý vị nó không cùng mà đầu là điều thực học. Kẻ khéo đọc ngẫm nghĩ tìm mà hiểu được, thì dùng trọn đời cũng không hết vậy.

Trình Tử, hai anh em Trình Hạo (1032–1085) và Trình Di (1033–1107), cùng Châu Hy là 3 người có công khảo duyệt, chỉnh biên, phân ra chương mục sách Đại Học, Trung Dung. (Nguồn: Đại học – Trung Dung, Dương Hồng Chú dịch, Nxb nhân dân An Huy, 2002)

Hương Cao
Sep 5 2008, 04:09 PM

NHÀ BA GIAN Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM VÀ PHONG THỦY LẠC VIỆT

Phong Châu(*)

Ở các vùng nông thôn Việt Nam – nhất là các vùng miền Bắc – các căn nhà 3 gian,1 gian 2 trái, 5 gian là những kiểu nhà rất phổ biến. Sự giàu có hay nghèo hèn của chủ nhân những ngôi nhà, được thể hiện qua qui mô và vật liệu làm nhà; nhưng kiểu dáng hầu như không có sự thay đổi đáng kể. Có thể có một vài biến tấu trong kết cấu kèo, cột, sự nhô ra, thụt vào của các phòng…Ví dụ như kiểu nhà ba gian – Tứ trụ giao nguyên, một thò hai thụt – tức là ngôi nhà ba gian có vì kèo hai lớp hàng ngang, giống như hai tầng cây xuyên. Những căn nhà này được bố trí theo hàng ngang, có mặt tiền rất rộng, có thể có một hay nhiều cửa cùng hướng mặt tiền của căn nhà. Một đặc điểm nữa là kiểu bài trí đồ đạc trong nhà cũng na ná như nhau:
Căn phòng chính giữa được bố trí làm phòng khách và nhà thờ. Ngay sát tường đối diện với cửa cái người ta đặt bàn thờ - Thần, Phật và Gia tiên. Theo phép thờ cúng thường người ta đặt bàn thờ Phật ở chính giữa – nếu đứng từ ngoài nhìn vào – bàn thờ Thần đặt bên tay trái, bàn thờ Gia tiên đặt bên tay phải. Trước bàn thờ, người ta thường có đặt một bộ trường kỷ hoặc bàn ghế tiếp khách. Hai bên cột nhà trước bàn thờ, người ta thường treo hoành phi, câu đối, hoặc như nhà nào nghèo trên vách cũng treo tranh hoặc câu đối bằng giấy. Nhà thường không có chia buồng ngang, nên người ta hay đặt hai bộ ván ở hai bên nhà. Nếu có chia làm hai trái thì một bên nhà người ta để cót thóc hoặc giống cây các loại cho mùa sau. Một bên người ta làm phòng ngủ. Thông thường thì khu vực bếp làm riêng, biệt lập hoặc ngăn cách hẳn với căn nhà.
Có thể nói: Do sự phổ biến và tồn tại rất lâu đời, nên những kiểu nhà trên trở thành một lối kiến trúc đặc thù, rất phổ biến trong văn hóa nông thôn Việt Nam.
Tại sao ông cha ta lại chọn kiểu nhà này?
Nếu xét dưới góc độ Phong thủy thì những kiểu nhà này có những đặc điểm chung như sau :
* Cách bài trí nội thất trong nhà như trình bày ở trên gợi cho ta một ý niệm về sự cân bằng Âm Dương.
* Tất cả các ngôi nhà từ trước đến sau chỉ có một ngăn. Do đó, hướng nhà, hướng phòng, sơn nhà, sơn phòng đều trùng hợp.
Trong Phong thủy gọi đó là nhà Đơn trạch .
* Thông thường các căn nhà đều được bố trí theo hướng cửa chính là Nam hoặc Đông nam. Các cụ thường ví: “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam”.
Với sự phổ biến kiểu nhà này ở khắp một vùng nông thôn rộng lớn và tồn tại lâu đời, đã chứng tỏ một sự thống nhất về văn hóa xã hội và là một sự lựa chọn có ý thức của tiền nhân. Nhưng tại sao tiền nhân lại chọn kiểu nhà này?
Theo cái nhìn của thuật Phong Thuỷ – dù xét theo phương pháp của Dương trạch tam yếu hay Bát trạch minh cảnh và trong điều kiện kinh tế thời xưa – thì đây là một kiểu nhà bảo đảm tối ưu về mặt phong thuỷ cho một căn nhà, trong sự tương quan nội tại của căn nhà đó (Không tính tương quan của căn nhà với cảnh quan môi trường). Điều kiện cần để có sự tối ưu này là căn nhà hợp hướng với cung mạng của chủ nhà. Những sự phân tích dưới đây, được đặt giả thiết là hướng nhà hợp tuổi chủ nhà.
1) Lập luận theo Dương trạch tam yếu:
Một căn nhà được coi là tốt thì phía sau nhà phải tốt (Tọa sơn tốt – nói theo thuật ngữ Phong thuỷ) và hướng nhà phải tốt. Vì là nhà đơn, nên tất cả các phịng chính và phụ đều có hướng tốt và toạ sơn tốt.
2) Lập luận theo Bát trạch minh cảnh:
Do tất cả các phòng và nhà đều hợp hướng chủ nhà (theo giả thiết đã nêu). Bởi vậy sẽ mang lại sự thống nhất và phát tài cho gia đình.

Đến đây, một vấn đề được đặt ra: Theo đồ hình Hậu thiên bát quái từ bản văn cổ chữ Hán thì Hậu thiên bát quái Văn Vương phân Đông & Tây trạch như sau:
ĐÔNG TÂY TRẠCH
BÁT QUÁI VĂN VƯƠNG

Như vậy, bạn đọc cũng thấy chỉ có người mạng cung thuộc Đông Tứ trạch mới có cơ hội được cặp sơn hướng tốt nhất là Bắc – Nam (Phúc Đức). Còn cặp sơn hướng tốt nhất của người Tây Tứ trạch là Tây Nam và Đông Bắc chỉ thuộc loại trung bình (Sinh khí). Không lẽ thuật Phong Thuỷ Đông phương lại chỉ ưu ái cho người thuộc Đông tứ trạch?
Nhưng với đồ hình Hậu thiên bát quái đã hiệu chỉnh của Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Tìm về cội nguồn Kinh Dịch. Nxb VHTT 2002) thì có sự cân bằng giữa Đông và Tây trạch vì cặp sơn hướng Tây Bắc – Đông Nam (Càn & Khôn) cho người Tây tứ trạch (Phúc Đức) tương ứng với cặp Bắc – Nam (Khảm & Ly) của Đông tứ trạch .
Xin xem hình minh hoạ sau:
ĐÔNG TÂY TRẠCH
HẬU THIÊN LẠC VIỆT

Trên cơ sở này chúng ta xem hình minh hoạ dưới đây cho một căn nhà truyền thống theo Phong thuỷ Lạc Việt:
TỌA BẮC HƯỚNG NAM
Khảm & Ly
Phúc Đức trạch thuộc Đông tứ trạch

TỌA TÂY BẮC - HƯỚNG TÂY NAM
Càn & Khôn
Phúc Đức trạch thuộc Tây tứ trạch

Qua hình trên, bạn đọc cũng nhận thấy: Đây là điều kiện tối ưu về phong thuỷ cho một căn nhà ở nông thôn Việt Nam (Với yếu tố cần là hợp hướng với cung mạng chủ nhà) dù luận theo phương pháp của Dương trạch tam yếu hay Bát trạch minh cảnh.
Phải chăng sự hợp nhất trong cách giải thích về Phong thuỷ theo hai trường phái khác nhau cho căn nhà truyền thống của Việt Nam là cơ sở của một giả thuyết cho rằng:
Những phương pháp ứng dụng khác nhau của các trường phái Phong Thuỷ hiện nay, ngày xưa vốn bắt đầu từ một phương pháp thống nhất và nhất quán. Nhưng sự thăng trầm về lịch sử khiến nó bị thất truyền và tán lạc? Chính từ những yếu tố tương tác khác nhau và những phương pháp ứng dụng của nó , mà người Hán sưu tầm được - từ những mảnh vụn còn lại của một nền văn minh Lạc Việt đã sụp đổ - người ta đã coi là những trường phái khác nhau và mâu thuẫn đến khó tin, dù cùng một phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành?
Sự phổ biến trong kiến trúc của một kiểu dáng nhà ở các vùng nông thôn Việt Nam là một yếu tố nữa cho thấy sự thống nhất về văn hóa và tri thức, đã chứng tỏ rằng:
Khoa Phong thủy lưu truyền trong văn hóa Đông phương, nguyên thủy vốn là một phương pháp nhất quán và hoàn chỉnh; thuộc về một nền văn minh một thời huyền vĩ ở miến Nam sông Dương Tử. Khi nền văn minh này bị sụp đổ vào thế kỷ thứ III trước CN, chính nền văn minh Hán đã tiếp thu một cách rời rạc những mảnh vụn của nó và lập thành những cái mà người ta quen gọi là gọi là trường phái; hỗn độn, mâu thuẫn và không đầu, không đuôi và chỉ là phương pháp ứng dụng.
Người viết hy vọng những nhà nghiên cứu quan tâm sẽ đóng góp những ý kiến quý báu.

PHONG CHÂU
-------------
* Chú thích:
Phong Châu là bút danh của Nguyễn Vũ Tuấn Anh khi viết bài này, đã đăng trên một tờ báo nào đó mà lâu ngày không nhớ tên.

Phoenix
Sep 5 2008, 04:18 PM

Kiến trúc nhà ở của người Lô Lô

Nhà được thiết kế ba gian. Gian giữa nhà (gian khách) rộng khoảng 3,5 m, được dựng có nóc gọi là xà đốc (sảng lè). Khi dựng xà đốc người ta phải xem ngày, giờ đẹp...

Cũng giống như dân tộc Mông, dân tộc Nùng, dân tộc Bố Y… sinh sống ở các huyện phía Bắc tỉnh Hà Giang, kiến trúc nhà ở của người Lô Lô là nhà trình tường (nhà đất). Khi một gia đình nào đó chuẩn bị làm nhà, ngoài việc chuẩn bị đủ vật liệu để làm nhà ra thì công việc chọn đất và hướng làm nhà ở của người Lô Lô rất quan trọng; xem hướng có đẹp và hợp với gia chủ hay không thì mới quyết định dựng nhà. Nhà ở của họ thường có mặt quay về hướng Nam hoặc Đông Nam. Các hộ gia đình dân tộc Lô Lô thường dựng nhà ba gian, có hộ làm năm gian nhưng rất ít.


Khung nhà được làm bằng gỗ tương đối đơn giản được kết cấu dựa trên các kèo gỗ (Lù phù) có từ 3 đến 5 hàng chân. Những vì kèo được liên kết với nhau bằng hệ thống đòn tay, ngang, dọc. Nhà được thiết kế ba gian, gian giữa nhà (gian khách) rộng khoảng 3,5 m. Gian giữa nhà được dựng có nóc gọi là xà đốc (sảng lè), khi dựng xà đốc người ta phải xem ngày, giờ đẹp thì mới dựng. Khi dựng xà đốc chủ nhà buộc một miếng vải đỏ, đóng ba đồng bạc vào thân xà đốc, buộc một túi thóc nếp, một túi ngô nếp lên hai đầu xà đốc. Dựng xà đốc xong, bắt một con gà trống cho uống một tí rượu, rồi thả con gà trống đứng lên xà đốc, làm hai túi bánh dày bố trí hai người đứng ở hai đầu xà tung bánh xuống cho trẻ em trong làng bản ăn. Với ý nghĩa là người ta cầu chúc cho ngôi nhà được xây cất cẩn thận và gia chủ làm ăn phát tài.


Không gian nhà được tổ chức theo quy mô hẹp, khép kín. Nhà ở có ba gian và không có chái. Xung quanh nhà có hệ thống tường rào bao bọc (được xếp bằng đá, đây là nét đặc trưng, nét rất riêng của các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng cao phía Bắc Hà Giang), trước cửa nhà có một sân nhỏ. Gian chính giữa nhà là nơi tiếp khách và uống nước của gia đình. Gian này có một cửa chính rộng 1,2 m, cao 2 m gồm hai cánh khi mở quay vào trong nhà. Gian chính cũng chính là nơi để thờ tự tổ tiên, gia chủ đặt một bàn thờ nhỏ để các hình nhân khắc bằng gỗ ở bên trên (mỗi hình nhân tượng trưng cho một người trong gia đình đã khuất). Gian buồng được đặt ở bên phía tay trái hướng từ cửa chính vào, ở gian buồng này cũng đặt một cửa sổ ở mặt trước.

Gian bếp phía bên tay phải, gian này là nơi nấu ăn và là gian dành cho trẻ nhỏ, gian này cũng được lắp đặt một cửa sổ. Gác xép là nơi cất giữ và bảo quản lương thực, và khi nhà có đông khách cũng được dùng để ngủ. Muốn lên được gác xép người ta đã làm một thang gỗ có 9 đến 11 bậc và người ta kiêng không làm cầu thang có bậc là số chẵn.


Tường nhà được là bằng đất, đất dùng trình tường không được đổ nước vào để trộn, thường người ta dùng đất có nhiều sỏi hoặc đá xít thì càng tốt, nó giúp cho tường đỡ bị nứt, độ bền cao và có sức chịu lực lớn. Tường nhà có độ dày từ 40 - 50 cm. Mái nhà được lợp bằng ngói máng (ngói âm dương), mái nhà được lợp một hàng úp một hàng ngửa và chồng lên nhau tạo thành rãnh thoát nước khi có mưa. Xung quanh nhà có tường rào bằng đá được xếp đè lên nhau có chiều cao từ 1,5 m - 2 m.


Kiến trúc nhà ở của người Lô Lô nói riêng và kiến trúc nhà của các dân tộc thiểu số sinh sống ở các huyện vùng cao phía Bắc tỉnh Hà Giang nói chung, phong cách kiến trúc của họ có nhiều nét tương đồng. Về căn bản là giống nhau và đều là nhà đất. Tuy nhiên ở mỗi dân tộc lại có quan niệm khác nhau về việc chọn đất, hướng đất để dựng nhà. Đối với dân tộc Lô Lô thì việc dựng nhà, kiến trúc nhà ở luôn gắn liền với cuộc đời của mỗi con người./.
Chuyên đề Dân tộc và Miền núi

Nguồn: http://www.vovnews.vn
Phoenix Sep 5 2008, 04:21 PM

Tìm hiều về nhà cửa ở Bến Tre
[ HUIS - NgoiNhaChung.nEt ] Cũng như các tỉnh khác của đồng bằng sông Cửu Long, nhà ở của Bến Tre chủ yếu thường được cất dọc theo đôi bờ các sông, rạch, kênh đào, có con đường đất chạy song song theo dòng nước nối từ nhà này sang nhà khác, kéo dài từ đầu xóm cho đến cuối xóm và có thể tiếp tục đi xa hơn nữa. Dạng thứ hai là loại nhà cất dọc theo các trục giao thông bộ, một bên hay cả hai bên đường còn tùy thuộc vào địa thế của từng nơi.Nhà lớn hay nhỏ đều có sân và vườn (không kể ở các thị tứ, bến sông, bến đò, bến phà, nhà được xây cất sát mép đường để tiện việc buôn bán, bán hàng quán). Thông thường qua ngõ thì đến sân rồi nhà, sau nhà là vườn, nếu đất rộng thì vườn nằm cả hai bên nhà, có trồng cây ăn quả. Quanh vườn là hàng rào cây xanh như bông bụt, chè tàu, kim quýt. Hàng rào mang tính chất quy ước về ranh giới, hay để trang trí hơn là vì mục đích bảo vệ, chống trộm cướp. Cổng vào nhà cũng vậy, thường có ít cửa đóng, đôi khi chủ nhà trồng hai cây bông giấy ở hai bên và uốn giao nhau thành một vòm cong để thêm đẹp nhà. Các quãng dọc theo hàng rào, người ta hay trồng xen những trái cây ăn quả như dừa, xoài, mận, mít hay cây lấy gỗ như so đũa, tràm bông vàng, mù, u, bạch đàn. Tùy theo địa thế rộng hay hẹp và cũng tùy điều kiện kinh tế, sở thích của từng người, mà cách bố trí ngôi nhà trong khuôn viên có khác nhau theo mấy dạng chính sau đây.

1.
2. Sân - nhà - vườn
3. Vườn - sân - nhà - vườn - ao cá
4. Sân - nhà - bến nước (do đất hẹp, nằm sát mé sông hay rạch)
5. Sân - nhà - vườn sau - vườn hai bên (ngôi nhà nằm ở trung tâm khu vườn)

Bến Tre thuộc vùng quanh năm nắng nóng, nhưng nhờ nằm trên các cù lao bao bọc bởi những sông lớn và một hệ thống kênh rạch đan, cắt chằng chịt, nên khí hậu được điều hòa, không nóng quá và cũng không lạnh quá. Do đó, nhà cửa của người Bến Tre nói chung đều xây cất thích nghi với môi trường, đất đai, và thời tiết ở địa phương. Nhà có thể được xây cất lớn hay nhỏ bằng gạch hay bằng lá tùy theo điều kiện kinh tế của gia chủ, nhưng Bến Tre ít có kiểu “nhà đạp”, “nhà đá” (nghĩa là xây cất quá tạm bợ) như ở Bạc Liêu, Cà Mau hay Đồng Tháp Mười. Đại đa số nhà ở nông thôn Bến Tre được làm bằng gỗ, lá. Nguyên nhân chủ yếu vì tỉnh nghèo về vật liệu xây dựng, nếu mua ở nơi khác đường vận tải xa, giá thành cao, thêm vào đó, Bến Tre lại bị tàn phá nặng nề nhất trong cuộc chiến tranh vừa qua. Theo các cụ cao tuổi thì xưa kia Bến Tre có rất nhiều tre và cây cổ thụ như sao, dầu, chứ không như bây giờ, lại có nhiều cây gỗ khác như mù u, trâm bầu, mít, sầu đâu ở ngay nơi vườn. Bến Tre xa núi, không có tranh, nhưng lại giàu lá dừa nước. Dừa nước bền hơn tranh và rơm rạ, dùng lợp nhà, làm vách che cũng đẹp hơn. Lá lợp hàng năm thừa cho nhu cầu trong tỉnh, phải bán sang các nơi khác.
Nếu như ở miền Bắc, mặt nhà quay về hướng nam được coi như là một sự đúc kết có tính quy luật, vừa để tránh được ngọn gió mùa đông bắc, vừa để đón nhận ánh sáng và những tia nắng ấm mặt trời, thì ở miến Nam, người ta vẫn lưu truyền câu" Lấy vợ hiền hòa, xây nhà hướng nam" tuy nhiên đó không phải là một yêu cầu bắt buộc, bởi vì không nhất thiết các nhà đều phải như thế. Việc quay mặt nhà về hướng nào hoàn toàn tùy thuộc vào sự tiện lợi, hợp lý nhất của địa cuộc và cảnh quan chung quanh. Nếu phía trước là con lộ hay dòng sông lớn, thì nhất thiết mặt nhà phải hướng về phía đó, dù là hướng đông hay bắc. Nhà quay mặt ra sông vừa đón làn gió mát từ dòng sông mang lại, vừa chứng kiến cảnh rộn rịp, đông vui của thuyền bè xuôi ngược, tận hưởng cái đặc ân của thiên nhiên "Một cửa thấy sông nước". Ở cùng một xóm, dù quay mặt ra sông rạch, hay quay về phía mặt lộ (đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã) thì vườn nhà này thường liền với vườn nhà kia, mà ranh đất là con mương nhỏ ngập nước.
Xưa, việc dựng nhà được quan niệm như là một trong những việc hệ trọng do đó ngoài việc chọn "cuộc đất" vừa ý rồi, còn phải xem ngày lành tháng tốt để dựng nhà, có lễ cúng Thổ địa (thần đất) và tuân thủ một số điều kiêng cữ. Nghèo thì cúng con gà, đĩa xôi, cùng hoa quả. Giàu thì làm đình đám hơn. Nhà khi dựng lên còn có lá bùa bằng mảnh vải đỏ vẽ hình bát quái treo tòn teng dưới đòn dông ở gian giữa. Có người treo nguyên cả cuốn lịch Tàu. Ngày nay, những tập tục mê tín dị đoan về địa lý, phong thủy cũng như một số tín ngưỡng, kiêng kỵ, lạc hậu đã giảm đi khá nhiều. Tuy nhiên một tập tục mang tính cộng đồng của đồng bào cùng xóm cùng làng, tối lửa tắt đèn có nhau vẫn được lưu giữ. Đó là trong làng xóm có người nào làm nhà mới thì những người chung quanh coi như có bổn phận đến giúp đỡ không lấy tiền công. Dưới quyền chỉ huy của người thợ cả, họ mỗi người một việc, thạo gì làm nấy để giúp gia đình chủ lắp ráp, xây dựng ngôi nhà. Nhiều nơi khi dựng nhà, người ta còn bắt vợ lẫn chồng chủ nhà cùng nâng hai đầu cây đòn dông, hay cùng sờ tay vào cây cột cái với hàm ý rằng đây là "của chồng công vợ" tạo nên và họ sẽ sống hạnh phúc với nhau trong ngôi nhà ấy. Gác sang một bên quan niệm dị đoan, ta thấy đằng sau cái động tác tượng trưng ấy một biểu hiện của tinh thần dân chủ, bình đẳng giữa vợ và chồng trong đời sống thôn dã. Khi sườn nhà đã đặt trên các hàng cột, người thợ cả lấy cây "thước tổ" mà ông ta dùng để đo tính toán lắp ráp ngôi nhà đặt trên chiếc bàn ở giữa nhà trên có lễ vật, hương hoa bày sẵn. Mọi người đến giúp dựng nhà đều đứng nghiêm mắt ngước lên phía nóc nhà như biểu thị sự hài lòng và vui mừng chúc tụng chủ nhà mọi sự tốt lành như ý.
Các dạng nhà chính:

Nhà chữ Đinh Đây là loại nhà rất phổ biến trong tỉnh, vùng này cũng có được cấu tạo gồm một nhà trên và nhà dưới, nhưng khác nhà sắp đọi ở chỗ nhà dưới nằm ngang hàng với nhà trên xoay đầu hồi ra phía sân trước, có cửa vào riêng cùng hướng với nhà trên. Nhà trên và nhà dưới cùng một mặt phẳng nên tiện cho việc bố trí bàn ghế khi có tiệc tùng, cưới xin, đám giỗ v.v… Bộ cửa nhà trên gồm nhiều cánh ghép liền với nhau, chứ không phải chỉ có hai cánh như kiểu nhà Châu Âu. Nhà chữ đinh thường có dãy hàng ba phía trước, nên nắng không bị chói, mưa không bị tạt vào bên trong. Có một tập quán lâu đời là nếu xây nhà chữ đinh thì cổng không mở ngay vào cửa chính của nhà trên, mà lại mở vào phía đi vào nhà dọc (của chữ đinh). Tùy sân trước rộng hay hẹp mà chủ nhà đặt ở đó nhiều hay ít chậu kiểng. Cũng có người không chơi kiểng mà áp dụng công thức: sân vườn - nhà - vườn sau. Ở đây có ao cá, chuồng gia súc, gia cầm, nếu vườn rộng thì có thêm cây ăn quả.
Bên cạnh loại nhà chữ đinh thông thường trên đây, một số nơi cải tiến thành loại nhà chữ đinh có sân trong. Theo cấu trúc này, nhà dưới được tách ra khỏi đầu hồi nhà trên, tạo một sân nhỏ phía sau để lấy ánh sáng cho nhà dưới. Đây cũng là nơi đặt thêm hồ nước hay lu chứa nước mưa.
Cách bố cục bên trong nhà chữ đinh nói chung gần giống nhau. Ở nhà chính, bàn thờ được đặt ở gian giữa và các gian hai bên. Trước bàn thờ, bên phải và bên trái là nơi đặt đi văng chân quỳ thay cho phản gỗ ngày xưa. Trước bàn thờ gian giữa là nơi bố trí bộ salông hoặc chiếc bàn chữ U với 6 ghế dựa. Nhà khá giả có thêm một tủ búp phê đựng ly tách, chén, bát đắt tiền và vài chai rượu. Các bàn thờ chạm trổ cầu kỳ ngày xưa, nay được thay bằng chiếc tủ thờ kiểu Gò Công, dùng để đặt bàn thờ bên trên, vừa để đựng những đồ đạc quý giá bên trong.
Nhà sắp đọi
Đây là loại nhà tương đối phổ biến ở nông thôn Bến Tre, gồm một nhà trên (hay nhà trước ba gian và một nhà dưới (hay nhà sau) sắp liền kề cùng chiều dài với nhà trên. Giữa hai nhà có chiếc máng xối chạy suốt từ đầu này đến đầu kia để hứng nước mưa. Nhà sắp đọi thường là nhà lá, cột bằng gỗ mù u, sầu đâu, so đũa, gỗ mít kê trên đá táng. Dãy cột hàng ba phía trước thường làm bằng tre gốc. Ở nơi ven biển thì dùng cây mắm, cây đước hay chà là.
Trên cơ sở nhà sắp đọi, người ta còn cải tiến thành một số kiểu nhà khác, như nhà sắp đọi nối dài (phần nối dài có cửa trông thẳng ra sân trước), hay nhà sắp đọi có sân trong (phần mái nhà dưới được tách cách nhà trên độ hai, ba mét, có lối đi với mái che nối liền hai nhà). Sân trong vừa để lấy ánh sáng cho nhà dưới, vừa là chỗ để dãy lu chứa nước mưa.
Nhà có chái
Thông thường ở nông thôn Bến Tre, nhà ở nông thôn Bến Tre, cũng như Nam Bộ nói chung, gồm có một nhà chính và một nhà phụ. Ngôi nhà chính thường là ba gian, hai mái, hoặc ba gian một chái (khác với miền Bắc là nhà thường không chái). Số gian thường là số lẻ (1-3-5) ít ai chọn số chẵn. Nếu diện tích của hai kiểu nhà bằng nhau, thì nhà ba gian, hai chái nhìn vẫn thoáng hơn, dễ coi hơn nhà ba gian hai chái nhìn vẫn thoáng hơn, dễ coi hơn nhà ba gian một mái chái do tính cân đối của nó. Ba gian giữa được coi như khu vực chính, còn hai chái hai bên thường được làm buồng chứa đồ đạc và làm buồng ngủ cho phụ nữ trong gia đình.
Nhà không chái
Tuy không phổ biến, nhưng loại nhà này thỉnh thoảng ta vẫn bắt gặp ở nông thôn. Những gia đình nghèo, ít người hay chọn kiểu nhà này, vì cấu trúc đơn giản, dễ làm. Chỉ cần một số cây gỗ, tre để làm sườn còn mái che và hai bên vách đứng thì làm bằng lá dừa nước hay ván gỗ. Cũng có một số nhà tường xây theo kiểu này và lợp ngói, tôn, hoặc phi-brô ximăng. Trong trường hợp này, vách hai bên phải bằng gạch. Trong những năm chiến tranh và cả về sau này, ở nông thôn, nhất là dọc theo những đường cái, người ta xuất hiện loại nhà không chái, và chỉ một chái. Phía mặt tiền được làm cao hơn, mái đổ xuôi, về phía sau.
Nhà chữ công
Một số nhà xưa còn lại hay xây theo kiểu này. Ngày nay, loại nhà này ít được phổ biến. Về cấu trúc loại nhà này gồm có nhà trên và nhà dưới như kiểu nhà sắp đọi, nhưng thay vì nhà sắp đọi được bố trí hai mái đâu vào nhau, giữa có máng xối để hứng nước mưa, thì ở đây giữa nhà trên và nhà dưới cách nhau một khoảng sân rộng và được nối bởi một nhà cầu dài từ mái sau nhà trên đến mái trước nhà dưới. Cách cấu trúc này tăng thêm ánh sáng cho cả nhà trước và cả nhà sau.

Nguồn: http://ngoinhachung.net
Phoenix Sep 5 2008, 04:22 PM

CHUYỆN CỦA NHÀ RƯỜNG

Người xưa có câu "an cư lập nghiệp", ổn định chỗ mới mong xây dựng được cuộc sống ấm no. Vì vậy, việc xây nhà là việc cả đời người. Dùng những vật dụng chắc chắn là vững chải xây nhà cộng với kinh nghiệm hàng mấy trăm năm, người xưa đã xây dựng nên những căn nhà vừa bền lại vừa kiên cố để có thể "an cư" trong thời tiết khắc nghiệt nắng nóng, mưa dầm ở miền Trung.

Kiến trúc nhà rường

Trong khu vườn rộng rãi của mình, gia chủ không chỉ xem phong thủy để lựa chọn miếng đất tốt, phù hợp với tuổi mà còn chọn hướng nhà. Có được "thế nhà" tốt nhất, người trong nhà sẽ mạnh khỏe, ăn nên làm ra. Nhà rường thường xoay mặt về hướng nam, nắng sáng và chiếu không chiếu thẳng vào trong nhà chỉ xiên ở hai bên vách. Bếp được dựng ở bên trái, vuông góc với nhà chính, cùng trông ra sân. Khi gió Nam và Đông Nam thổi vào thì vách ngăn không cho gió tạt vào bếp làm lửa tràn ra ngoài dễ cháy nhà. Thông thường, trước nhà chính được trồng một dãy cau, sau nhà vườn chuối xanh um sẽ chắn bớt gió mùa Đông Bắc. Nhà không nằm sát vệ đường mà thụt sâu vào ngõ với cổng lớn uy nghi. Đường dẫn vào nhà có hai hàng chè tau xanh mát, cuối đường là một bình phong cao. Vì vậy, muốn vào nhà, khách phải rẽ sang hai bên để vào. Bình phong giúp cho khách tránh không đường đột khi vào cũng như tạo nên nét kín đáo cho ngôi nhà.

Nhà rường chủ yếu được dựng bằng gỗ kiền hoặc gỗ mít. Nóc nhà là cả một bộ khung (giàn trò) với nhiều cột ghép lại mà theo mộng nẽo. Tùy theo số lượng và chiều cao của cột mà nhà rường được chia làm nhiều loại khác nhau. Nhà chia theo căn có: nhà ba gian hai chái và một gian hai chái; chia theo chiều cao hoặc khoảng cách của cột tùy thuộc vào độ dài của trếng (tính bằng thước mộc là 0,40m). Nhà ba gian hai chái có kích thước khác nhau với những tên gọi như: nhà ba hai, nhà ba bảy hoặc nhà bốn hai. Nhà một gian hai chái thì có một cách gọi khác nhau nhà vuông và kích thước tùy theo chủ nhân của ngôi nhà. Từ những con số của cột cái (cột hàng nhất) người ta tính ra kích thước các bộ phận khác như: xà thượng, xà ngồi, quà giàng, xà nách... Nhờ vậy, mỗi cột, xà gỗ làm tách riêng nhưng khi ghép một vào tiền khít và liên kết chặt chẽ với nhau mà không dùng đến một cây đinh thép. Trong bộ phận nóc nhà thì đòn đôông (đòn nóc) là quan trọng nhất. Khi làm lễ cất nóc, người chủ phải xem ngày giờ phù hợp với cung mạng để làm lễ thượng lương.

Mái nhà rường được lợp bằng ngói liệt, với hai lớp dày chồng lên nhau. Do vậy, mùa hè rất mát, mùa đông thì ấm áp. Mái nhà có độ dốc từ 15-30 độ nên chống được những cơn bão mà không bị sụt ngói.

Kỹ thuật điêu khắc cũng là một nét nổi bật của nhà rường. Phần nhiều các xà lùi hạ, gáy quà giang đều được chạm trỗ hết sức công phu. Các hình mây cuộn, hoa lá hoặc đường diềm trang trí được khắc từng nét nhỏ rất tinh vi chạy dọc theo các đòn ngang nhỏ.

Nhà rường ở Kim Long có những điểm khắc biệt so với nhà rường ở nơi khác. Ngoài kiến trúc ba gian hai chái cùng trang trí nội thất: câu đối, hoành phi; người ta còn xây dựng thêm một nhà hiên nhỏ ở ngay trước mặt nhà chính. Nhà hiên dài bằng nhà chính, rộng bằng 1/3; mái lợp tranh hoặc ngói liệt. Nóc nhà hiên được dựng bởi các xà đấu với nhà quà giang mà không có xà nách. Các cột nhà hiên không trong bóng mà vuông vắn, chắc khỏe. Ngôi nhà của ông Lê Hối (1/4 đường Nguyễn Hoàng) và ông Lê Quang Dinh (4/4 đường Hương Bình) vẫn còn giữ được nét kiến trúc đặc biệt đó. Trong số các nhà rường cổ ở vùng Kim Long, nhà anh Dinh mang dạng kiến trúc 1 gian hai chái. Căn nhà vuông này còn toàn bộ giàn trò, rui mèn, đòn tay, liên ba, thanh vọng. Xung quanh được bảo vệ bằng tường vôi, không có cửa hậu. Các đường xuyên thổ, đuôi keo đường chạm lộng, khắc chìm hình áng mây, hoa lá tinh xảo, đường nét mềm mại. Kiến trúc ngôi nhà này gần với kiến trúc ngôi nhà thờ Đặng Huy Trứ ở Hương Trà. Trong nhà, nhiều vật dụng vẫn còn được giữ gìn như: bộ bàn ghế chữ hát (H) có chạm khắc hoa lá, bàn tròn có giá đỡ bốn chân...đặc biệt, trên những hoành phi vẫn còn đọc rõ dòng chữ Hán sơn son thếp vàng: Duy Tân năm thứ 6 (tức năm 1914).

Đa số các cột trong nhà rường đều được kê trên một tảng đá phẳng, do vậy cột ít bị ẩm mốc. Trong ba gian nhà, người ta chỉ ở hai gian và hai chái, gian giữa thường được dùng để thờ gia tiên. Vào thăm nhà, khách không thể không cúi đầu để bước qua ngưỡng cửa, nó vừa chắn mưa hắt vào nhà vừa là vật cản nhỏ khiến khách phải cúi đầu bước vào.

Ơi những nhà rường, nay còn đâu?

Đi dọc con hói nhỏ, chúng tôi không thể tin vào mắt mình khi nhìn thấy một quán nhậu đã "mọc lên" trên ngôi nhà rường cổ. Căn nhà rường dường như còn y nguyên dáng vẻ cổ kính không còn để lại một chút dấu tích. Các đầu xà gỗ hình đầu rồng xoăn theo từng thớ gỗ, những cây cột đen bóng, những cánh cửa buồng khoa màu mun...tất cả như đang còn hiện hữu trong tâm khảm của chúng tôi. Những năm gần đây, nhà rường bỗng trở thành một "của quý" mà người chuộng đồ cổ ưa thích. Những căn nhà gỗ phút chốc có giá bằng cả kho tiền. Nhà rường lần lượt rời bỏ mảnh đất của mình ra đi. Nó được dựng lên trong những sân gạch, trên khu đất của nhà hàng, trong vườn người sưu tập...nhìn những nhà rường ấy chúng tôi thấy sao mà bơ vơ và lạc lỏng đến vậy. Nó như người nhà quê ra phố, những lối nhỏ quen thuộc, vườn cây trái xanh um chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của du khách. Nó vẫn còn nguyên vẹn từ chân cột đến đòn nọc thế mà ngượng ngịu xúng xính trong tấm áo không phù hợp với mình.

Qua chiến tranh, thiên tai, nhà rường không còn nhiều. Phần lớn bị xuống cấp, chủ nhà vì khó khăn nên cũng mong bán lấy tiền xây nhà khác. Có người, do ông bà tổ tiên để lại, họ xem ngôi nhà là nhà thờ chung nên không muốn thay đổi, họ để mặc ngôi nhà dần dần xuống cấp, hư hỏng. Người khác mong có chỗ ở cho con cháu nên quyết định bán kiếm vài trăm triệu xây nhà mớị..nhiều nguyên nhân nhưng chỉ một hậu quả: nhà rường dần dần mất đi. Tuy vậy, nhiều chủ nhà vẫn còn tâm huyết với vốn cổ cha ông. Họ hiểu giá trị văn hóa vật thể, truyền thống gia đình nên hết sức giữ gìn. Nhờ sự chăm sóc chu đáo, tận tình của ông Lê Hối mà ngôi nhà rường Kim An không không còn bị mối mọt làm hư hại. Nhà sắp được thay một lớp ngói liệt mới. Ông Lê Quang Dinh còn có một kế hoạch hoàn chỉnh hơn. Nhìn ánh mắt và giọng nói của anh khi dẫn khách đi giới thiệu, chúng tôi hiểu rằng: những ngôi nhà rường vẫn đang được những bàn tay nâng niu, trân trọng và gìn giữ. Những thế hệ sau này sẽ không phải tìm đọc qua sách báo hay đi đến những nơi khác để tham quan vốn cổ của chính làng quê mình.

Phục hồi nhà rường- bao giờ?

Nhà rường phần lớn đều bị hư hỏng, sửa chữa cho đúng và có tiền để là một vấn đề lớn đối với mỗi nhà. Do vậy, nhiều người vẫn sống trong những ngôi nhà rường bị dột và mối mọt. Dù rất muốn sửa chữa nhưng mọi việc đều ở ngoài tầm tay. Cá biệt, có ngôi nhà được đầu tư hàng trăm triệu để trở thành một nơi di tích thì chủ nhà không đồng ý. Chủ nhà dường như chưa thấu hiểu hết giá trị văn hóa lịch sử ngôi nhà mình đang ở. Đây cũng là một khó khăn lớn trong công việc trùng tu các nhà rường cổ. Những nhà rường khác hoặc thiếu kỹ thuật khi trùng tu, hoặc không có tiền sửa chữạ..Những khó khăn vẫn chất chồng với những người đang tâm huyết phục hồi vốn cổ dân tộc: Nhà rường.

Đứng trước tình hình đó, Hội kiến trúc miền Trung vẫn không nhụt chí. Nhiều tháng qua, các chuyên gia đã đi khảo sát, lập đồ án tìm hiểu các nhà rường cổ trên địa bàn tỉnh. Hội cũng có kế hoạch đầu tư kinh phí cho các nhà rường nhằm giữ lại nét kiến trúc rường cổ của dân tộc. Đây thật sự là tin vui đối với những nhà rường đang xuống cấp ở Huế.

NGUYỄN LAN

Ngót một thế kỷ rưỡi, Huế là kinh đô của nhà Nguyễn (1802 - 1945), triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Trong suốt thời gian ấy, Huế từng là nơi hội tụ tinh hoa của cả nước. Tất cả mọi cái ăn, ở đến sinh hoạt đều được nâng lên tầm nghệ thuật.
Nếp nhà vốn được người Việt coi trọng, ở đây càng được trau chuốt hơn, nhất là ở những gia đình danh gia vọng tộc hoặc chí ít cũng thuộc hàng khá giả trong xã hội. Nhà của các tầng lớp ở Huế, từ trung lưu trở lên ngày xưa thường được làm theo kiểu nhà rường và tùy theo khả năng kinh tế của chủ nhân mà nhà được làm lớn hay nhỏ, trang trí cầu kỳ hay đơn giản.

Rường là cách gọi rút ngắn của rường cột. Nhà rường là loại nhà có hệ thống cột kèo gỗ, được dựng lên theo những quy cách nhất định, thường kiến trúc theo hình chữ đinh, chữ khẩu, chữ công hoặc nội công ngoại quốc. Dù to lớn đến đâu, nhà rường cũng được kết cấu hoàn toàn bằng hệ thống chốt và mộng gỗ, để có thể lắp ráp và tháo gỡ dễ dàng. Số gian trong nhà được phân định bằng hàng cột, chỉ có hai trái ở hai đầu nhà là phân cách với các gian giữa bằng vách ngăn.



Mọi mặt của đời sống đế đô đều bị chi phối bởi phong tục và lễ nghi. Việc làm nhà của cư dân cũng không nằm ngoài luật lệ vua ban. Ví như năm Minh Mạng thứ ba (1822) có ban hành một đạo dụ, quy định, tất cả nhà cửa, dù là phủ của hoàng thân quốc thích cũng không được làm quá ba gian hai trái. Cụ Đông các đại học sĩ Thân Trọng Huề, khi dựng nhà ở Gia Hội đã thay hai trái bằng hai gian, làm thành nhà năm gian để không phạm vào phép vua.

Để tránh ảnh hưởng của mưa bão và không vượt quá chiều cao của cung điện, nhà ở Huế được làm khá thấp, mái nhà có độ dốc lớn để thoát nước mưa. Nhà rường Huế có kích thước nhỏ. Nhà một gian hai trái ít khi dài quá tám thước tây. Ngôi nhà rường ba gian hai trái dài nhất cũng chỉ khoảng mười hai thước. Những gia đình đông người, chủ nhân thường phải xây thêm nhà ngang, nhà phụ làm chỗ ở. Nhà rường Huế được chạm khắc rất công phu. Mỗi đòn, kèo, cột... trong nhà thật sự là một bức họa nổi. Tùy theo khuynh hướng và khiếu thẩm mỹ của chủ nhân, hoa văn được dùng trong trang trí rất đa dạng, bao gồm: tứ linh, bát bửu, mai - điểu - trúc - tước, gô đồng - phụng, liễu - mã, liên - áp, nho - sóc, lựu -thử... Những chi tiết nhỏ nhất tận trong ngóc ngách không ai để ý cũng không bao giờ bị bỏ sót khi chạm trổ. Gỗ dùng để dựng nhà được chọn lựa rất kỹ. Người ta thường dùng những loại gỗ như kiền, gõ, mít rừng. Phần chính của ngôi nhà rường ba gian hai chái ở Huế trung bình có 56 cột, số lượng kèo, xà và đòn tay cần chạm trổ vì thế tính ra rất nhiều. Một tốp thợ lành nghề tám người cũng phải mất hơn hai năm để hoàn thành phần mộc của ngôi nhà. Khi phần mộc và các nguyên vật liệu khác đã đầy đủ, gia chủ sẽ chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ Thượng Lương, tức lễ dựng đòn nóc cho căn nhà. Lễ vật chính trên bàn thờ là một lá bùa bát quái trấn trạch. Trên đó ghi ngày làm lễ, tuổi của gia chủ. Phần trên của lá cờ có gắn hai lá thiên tuế để cầu cho sự trường tồn của căn nhà, mép dưới lá cờ gắn 2, 4 hoặc 6 đồng tiền cổ để cầu tài lợi cho gia chủ. Ngoài hương trà hoa quả, trên bàn thờ còn bày thêm gạo, vàng mã. Những người thợ cũng để lên bàn thờ mỗi người một đĩa gạo, tiền để xin lộc của lá bùa. Người thợ cả còn để thêm một chiếc khăn đầu rìu màu đỏ lên đĩa của mình và dùng khăn đó chít đầu khi dựng đòn nóc. Khi hành lễ, gia chủ sẽ khấn bài lễ Thượng Lương với năm câu phụng thỉnh các vị tổ của nghề xây nhà. Một trong những vị ấy là Lỗ Ban. Một vị khác không kém phần quan trọng là Cửu Thiên Huyền Nữ, chúa tể của các vật liệu trong thiên nhiên để bà cho phép dùng gỗ làm nhà.




Hướng nhà được ấn định bằng cách xem tuổi của chủ nhà. Kích thước nhà và cửa ngõ rất được coi trọng. Người ta cho rằng sự hưng thịnh của gia chủ về sau bị chi phối bởi những yếu tố này. Chính vì vậy mà cây thước Lỗ Ban là dụng cụ không thể thiếu trong việc xây cất nhà.

Tục truyền, trong quá trình làm nhà, gia chủ phải dùng lễ đối đãi với thợ, nhất là thợ cả. Những người thợ có thể dùng bùa Lỗ Ban để hại gia đình nếu họ bị ngược đãi. Bùa Lỗ Ban có ba loại thượng, trung và hạ. Mỗi loại có 16 cặp để yểm và giải. Tùy theo tuổi và căn cơ cao thấp của chủ nhà, người thợ cả sẽ chọn bùa. Thường người thợ cả vẽ một lá bùa nhỏ giấu vào khe đòn tay, kèo hay chân cột khi thuận tiện, có khi yểm thêm một miếng sắt nhỏ khắc ngựa và đao. Những người thợ cả cao tay ấn chỉ cần vẽ bùa trong không khí rồi vỗ vào cột chính cũng đủ cho gia chủ liêu xiêu.

Nhà rường Huế không bao giờ thiếu vườn. Vườn được thiết kế công phu không kém gì ngôi nhà chính. Tổng thể nhà vườn được quy hoạch kiến trúc theo các nguyên tắc của thuật phong thủy. Ngôi nhà phải có bình phong (nằm phía trước nhà, ngay trên trục chính của gian giữa), hai biểu tượng rồng chầu hổ phục đối xứng hai bên sân, và “minh đường” là yếu tố mặt nước, có thể là cai bể cạn trên sân hoặc cái ao sen nằm sau hòn non bộ. Trong vườn Huế, người ta thường chưng những chậu cảnh uốn theo các thế, trồng hoa và các loại cây ăn trái. Cây cối đem trồng được chọn lựa rất kỹ. Mỗi thứ cây đều có một ý nghĩa nào đó. Tùng, bách là những cây tiên lão, trường sinh, chỉ nên trồng trong lăng tẩm; ngô đồng là cây quân tử nên trồng trước nhà; đào ngăn quỷ nhưng quỳnh chiêu gọi ma; cây vả đem lại sự không may mắn nên không trồng gần nhà...

Ngày nay, nhà rường ở Huế còn lại không nhiều và mỗi ngôi nhà thật sự là một công trình nghệ thuật độc đáo. Nhà rường Huế là tài sản không những của chủ nhân ngôi nhà, của Huế mà là của cả dân tộc. Nó không chỉ có giá trị về mặt vật chất mà còn có giá trị rất lớn về mặt tinh thần, là một phần tinh hoa cần phải gìn giữ, bảo tồn để ngoài sông Hương, núi Ngự, còn có nét gì nhớ về Huế xưa.
Quang Vinh

Nguồn: http://mimikhanhvan.multiply.com/reviews/item/1
Phoenix
Sep 5 2008, 04:24 PM

Không gian Mường[/size]

Không lâu nữa, khi địa giới của Hà Nội sẽ mở rộng tới một phần của “Tỉnh Mường Hòa Bình”( chữ của Pierre Grossin, một học giả người Pháp-1926) thì không gian Mường sẽ ra sao?

Kiến trúc sư ….Rùa

Theo truyền thuyết, vào thời vua Hùng, nhờ có Rùa vàng hay Thanh Giang sứ, Thục Vương mới xây dựng xong thành Cổ Loa. Còn theo truyền thuyết Đẻ Đất đẻ Nước, một áng Mo bất hủ của người Mường, thì thầy dạy của Đá Cần- ông tổ kiến trúc của tộc người này lại cũng là cụ… Rùa.

Theo Đẻ Đất đẻ Nước, chính trong cuộc đấu tranh sinh tồn, để không bị sát hại, loài Rùa đã mách bảo người Mường:

“ Bốn chân tôi là bốn cột cái

Hai vỉa sườn là hai mái nhà

Xương sống nên đòn nóc bắc kèo cái

Xương sườn nên rui

Lỗ đầu làm lối lên cửa chạn... »

Dường như để thử thách người Mường, ban đầu Rùa bảo người lấy cây lau làm độ (cột nhà), lấy cây lồ cồ (một loại cây thân mềm) làm đòn tay, lấy cỏ may làm lạt buộc. Đương nhiên ngôi nhà đã bị hư hỏng ngay trong lần đầu tiên Đá Cần và nàng dạ Kịt sử dụng. Lần sau bị bắt lại, Rùa van vỉ hết lời mới được tha chết. Rùa nói với Đá Cần: chặt cây sấu làm xà, đẵn cây lim làm cột, lạt buộc bằng cây giang, lợp nhà ba gian bằng cỏ bái.

Kể từ đó người Mường mới có « đụn chín quà, nhà chín gian » (đụn- túi, bịch) . Thoát khỏi cảnh « sống trong gốc cây búng, dưới bóng cây nhò, ẩn trong gò cây, gò cối » nhưng nhà người Mường vẫn luôn nương dựa, bám víu thiên nhiên. Nhà sàn thường dựa lưng vào núi, quay mặt ra sông, suối. Xung quanh nhà bao phủ màu xanh của cây lá. Dân ca Mường có câu : Hương thơm hoa gì mà thơm ngào ngạt

Thơm hương mít trong nhà

Hay thơm hoa cà ngoài ngõ

Hay thơm hoa bưởi hoa vong...

Người Mường không có không gian sinh hoạt cộng đồng kiểu hạn khuống của người Thái hay nhà rông của người Bana. Người Mường quan niệm: “ngôi nhà không chỉ thuộc sở hữu riêng của gia đình mà còn được xem là sản phẩm thuộc sở hữu chung của cộng đồng” (Đặng Văn Tu- Người Mường với văn hóa cổ truyền Mường Bi-1988). Ngôi nhà Mường có những phân chia không gian rất ước lệ như Trên- Dưới, Trong – Ngoài. Cầu thang chính đi vào phần Trên, phần Ngoài nơi đặt bàn thờ tổ tiên, bếp chính, nơi đàn ông tiếp khách. Cầu thang phụ bên trái dẫn đến bếp phụ, nơi phụ nữ sinh hoạt. Với sự phân bổ mặt bằng như thế này, không gian sinh hoạt cộng đồng đã thực sự ẩn trong mỗi gian nhà.

Thân thiện với thiên nhiên, hòa đồng với đồng bào phải chăng là hai điểm nhấn chính trong bản thiết kế của kiến trúc sư Rùa?

Nhà Lang

Lang là dòng dõi quý tộc, những người có địa vị cao nhất trong mỗi Mường. Nhà lang thường là nhà sàn có kiến trúc lớn nhất, bề thế nhất. Cùng với nhà lang, còn có nhà tạo, nhà ậu, nõ một biểu hiện sự phân biệt các đẳng cấp trong xã hội Mường. Nhà ậu là của những người khá thân cận với lang. Nhà tạo giành cho những người thuộc tầng lớp bình dân. Nhà nõ của những người nghèo khó.

Theo cố giáo sư Trần Quốc Vượng : nhà sàn Mường thường thấp và nhỏ hơn nhà sàn Thái- Tày ở Tây Bắc. Cấu trúc một vì kèo Mường khá đơn giản, chỉ gồm « kẻ », « cang » (quá giang), « toón xay » (đòn tay) « tố ô » ((cột). Nhà sàn Mường thường có 5 gian (voòng).

Theo giáo sư Nguyễn Khắc Tụng : bộ khung nhà Mường hình thành trên cơ sở các vì kèo. Bộ vì kèo chưa phải là bộ phận hữu cơ của vì cột, nó chỉ gá vào đòn tay cái, chân của nó khớp một cách lỏng lẻo vào các đầu cột con. Chưa có sự khẳng định kèo thuộc về bộ khung mái hay của vì cột.

Trong rất nhiều chuyến đi tìm hiểu văn hóa Mường, tôi không mảy may có cơ hội để quan sát một kiến trúc thuần Mường như từng được các nhà khoa học mô tả. Cơ may chỉ mới đến trong lần thăm bảo tàng Mường của họa sỹ Vũ Đức Hiếu. ( Bảo tàng tư nhân đầu tiên về văn hóa Mường mới được thành lập từ tháng 12 năm 2007. ) Đây là nguyên mẫu một nhà lang ở xóm Chiến, xã Nam Sơn, huyện Tân Lạc. Ngôi nhà của gia đình bà Hà Thị Lệ. Ngôi nhà được bố mẹ bà Lệ làm trước khi sinh bà. Năm nay bà Lệ 106 tuổi. Họa sỹ Hiếu cho biết : hầu hết nhà sàn Mường bây giờ đều làm theo kiểu nhà ... Việt. Đây là một ngôi nhà hiện tồn hiếm hoi và đặc trưng nhất cho kiến trúc cổ truyền Mường. Họa sỹ Hiếu cũng cho biết : dựng một ngôi nhà gỗ Việt chỉ mất gần chục ngày. Nhưng dựng riêng bộ khung cột của nhà lang phải mất hơn một tháng. Do các chi tiết gỗ không có mộng, chốt mà chỉ gá, xếp lên nhau nên quá trình thi công đòi hỏi sự chính xác và cẩn trọng hơn.

Từ nhà sàn xuống nhà đất

Nếu hôm nay việc kiếm một ngôi nhà thuần Mường đã là rất khó khăn thì trong tương lai không xa nữa, việc tìm một ngôi nhà sàn trên đất Mường chắc chắn sẽ chung một cảnh ngộ. Xa xưa, người cũng như rùa chỉ có thể tồn tại khi bám vào các nguồn nước. Cuộc sống hôm nay có nhiều dòng chảy khác nên nhà đất, nhà bê tông Việt đang dần thay thế nhà sàn Mường.

Dọc đường quốc lộ số 6, cũng không nhiều khi người ta còn được chiêm ngưỡng không gian Mường. Chỉ vài nếp nhà sàn duyên dáng sau vạt mía đỏ, những luống cải trắng, xa xa núi đá xanh trập trùng. Nếu có đi sâu vào các Mường Động, Mường Chậm, tinh thần Mường chỉ còn thấp thoáng trên những chòi, lều nhỏ bé ngoài nương ngô, ruộng lúa. Những lớp mái lợp lá gianh, lá sàn bò đang từng ngày được thay thế bằng tấm lợp xi măng. Trong gian nhà nhỏ của một đôi vợ chồng trẻ ở xóm Sung 2 thuộc trung tâm Mường Bi rực rỡ đủ loại màu sơn cùng tranh ảnh Trung Quốc...

Mùa khô. Mọi con suối Mường đều khô cạn. Không biết loài Rùa, vật thiêng của tộc Mường, đang tồn tại ra sao? Chỉ thấy rất nhiều những vỏ mai rùa vứt đầy trong xó bếp những nhà hàng đặc sản đang mọc lên nhan nhản dọc tuyến đường Hà Nội- Hòa Bình.

a- nhà lang trong Bảo tàng Mường của họa sỹ Vũ Đức Hiếu

b- nhà ậu

c- Nhà tạo nhỏ bé hơn và được làm toàn bộ bằng tre, nứa, lá.

d- Những lều chòi nhỏ bé như cố gắng níu giữ tinh thần kiến trúc Mường

e- Những phối cảnh thật khó quên

f- Trang trí mới, cũ trong nhà sàn Mường, f8- f10 : Bếp được đẩy ra thành một không gian độc lập với nhà. Mái bếp chủ yếu được lợp bằng lá sàn bò. Nếu luôn có khói bếp, loại lá này có thể dùng được trong 5 năm.

g- Chất liệu tre trong kiến trúc Mường

h- Kho lúa nhà lang

i- Mộ đá cổ rất đặc trưng của người Mường

j- K3 : vật đựng nước để rửa chân trước khi lên nhà sàn

Nguồn: http://blog.360.yahoo.com/blog-F9xq_Swpbqf...cq=1&p=2344
Phoenix Sep 5 2008, 04:28 PM






Về Bình Dương thăm nhà cổ
Nguyễn Thị Hậu

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ. Cấu trúc địa chất cơ bản là vùng bán sơn địa nhưng có nhiều dạng địa hình tự nhiên như đồi gò, đồng bằng, sông ngòi, rừng nguyên sinh… Nơi đây là vùng đất lý tưởng vì sự đa dạng về thổ nhưỡng và môi trường sinh thái: vừa giàu có về rừng cây gỗ quý nổi tiếng một thời, vừa có chất đất thuận lợi để trồng cây công nghiệp và có cả đồng bằng phù sa màu mỡ.

Trên vùng đất trù phú được thiên nhiên ưu đãi nên nhìn chung dân cư Bình Dương có đời sống ổn định, nền nếp, phong lưu, văn hóa phát triển. Theo Đại Nam Nhất Thống chí thời Tự Đức, Bình Dương xưa thuộc trấn Phiên An, giữa hai huyện Bình Dương (Tân Bình) và Phước Long, dân cư trù mật, nhà ngói, phố chợ liền lạc, là xứ phồn hoa đô hội của đất Gia Định, cả nước không đâu sánh bằng. Ngày nay dấu ấn xứ phồn hoa đô hội ở Bình Dương vẫn còn được lưu giữ qua nhiều ngôi nhà cổ, một loại hình di tích văn hóa độc đáo của vùng đất này.



Làng xã ở Bình Dương thường nằm yên bình, tĩnh lặng giữa thiên nhiên đầy cây xanh của vườn cây trái hay vườn cây cảnh, trên vùng đồi gò đã được khai phá thành vườn tược hay trên những cù lao nằm giữa dòng Đồng Nai. Có lẽ phong cảnh nhà vườn với nếp sống phong lưu thể hiện rõ nhất nơi những căn nhà bề thế, cổ kính trên những cù lao trù phú như cù lao Mỹ Hoà, Mỹ Quới (tên cũ của Bạch Đằng, Tân Uyên) cù lao Rùa, cù lao Thạnh Hội… Cù lao ở đây đã được con người chọn để cư trú từ lâu đời, nơi có nhiều dòng họ giàu có “tam đại đồng đường” trong những ngôi nhà cổ đồ sộ giữa vườn cây trái bạt ngàn, không gian tĩnh mịch và môi trường sinh thái trong lành.



Tại Bình Dương hầu như có đủ các kiểu nhà thường thấy ở Nam Bộ.

Nhà chữ đinh: là loại nhà phổ biến nhất tại Bình Dương. Kiểu nhà này có hai căn, căn nhà trên nằm ngang và căn dưới nằm xuôi, đòn dông của hai căn này thẳng góc với nhau, giống như chữ đinh (丁¡) trong Hán tự. Đặc điểm của nhà chữ đinh là cửa cái của nhà trên trổ ở chiều dài của ngôi nhà, còn cửa cái của nhà dưới trổ ở chiều rộng (tức ở đầu hồi nhà), do đó cửa cái hai căn nhà trên và nhà dưới đều mở ra cùng một hướng, có chung mái hiên trước, tạo sự đồng nhất cho toàn bộ ngôi nhà. Kiến trúc nhà chữ đinh thể hiện ý thức về trật tự phong kiến rất rõ. Nhà trên quan trọng vì là nơi thờ cúng tổ tiên nên thường bề thế, cao hơn nhà dưới, đây cũng là nơi sinh hoạt chủ yếu của nam giới. Nhà dưới là nơi ở chung của gia đình, nơi sinh hoạt thường xuyên của phụ nữ. Dù nhà bằng vật liệu bán kiên cố hay kiên cố, phần lớn nhà chữ đinh tại Bình Dương đều thuộc dạng nhà chữ đinh có cầu nối đặc trưng của miền Trung, tức là nhà có phần trung gian nối vách và mái giữa nhà trên và nhà dưới thành một tổng thể chứ không tách rời nhau.



Để cất được một căn nhà chữ đinh, trước tiên phải có diện tích đất khá rộng, sau nữa chi phí cho vật liệu xây dựng khá cao, vì vậy chỉ những gia đình khá giả trở lên mới có khả năng đáp ứng. Có những ngôi nhà chữ đinh diện tích nhà trên đến 250m2 (ngang 10m dài 25m), được xây dựng bề thế với những cột gỗ lớn, các bộ phận trang trí kiến trúc được chạm khắc tinh xảo. Đi khắp Bình Dương, nhất là những nơi có cư dân lâu đời như thị xã Thủ Dầu Một, huyện Tân Uyên, Dĩ An, Thuận An… đâu đâu cũng có những ngôi nhà chữ đinh cổ xưa với dạng nhà vườn giống nhau. Phổ biến là nhà chữ đinh có kích thước trung bình, mái ngói cổ rêu phong, hiền hòa giữa những vườn cây xanh, tạo cho cảnh quan cư trú một vẻ đẹp yên bình và sung túc.



Nhà chữ Nhị cũng khá phổ biến tại Bình Dương. Loại nhà này có hai căn: nhà trên ở phía trước và nhà dưới liền ngay phía sau nhà trên, do đó hai cây đòn dông của nhà trên và nhà dưới nằm song song với nhau như chữ nhị (二þ). Bố cục mỗi căn nhà thường là ba gian, tuy nhiên sau này người ta cất nhà dưới dài thêm một gian so với nhà trên để lấy ánh sáng. Nhà dưới là không gian cư trú, còn nhà trên chủ yếu dành làm nơi thờ tự. Nhà chữ nhị cũng thuộc loại nhà có diện tích đất tương đối lớn.

Nhà chữ Đinh và nhà chữ Nhị là những ngôi nhà có tuổi khá xưa, phần lớn được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, chủ nhân thường là người giàu có. Tuy đã trải qua trùng tu nhiều lần nhưng nhờ xây dựng bằng các loại gỗ quý, thợ dựng khéo léo và kỹ lưỡng, con cháu có sự lưu tâm giữ gìn nên đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn.

Nhà ba gian hoặc ba gian hai chái là loại nhà phổ biến trong dân chúng. Không gian của căn nhà vừa để ở, vừa có chức năng thờ tự và tiếp khách. Nhà ba gian phân bố ở vùng nông thôn và cả thành phố. Để tận dụng diện tích làm nhà ở, theo độ che rộng của mái nhà, người ta xây dựng thêm một hoặc hai chái hai bên nhà ba gian.

- Nhà năm gian hai chái tại Bình Dương được tầng lớp điền chủ, phú gia, trí thức giàu có ưa chuộng. Kiểu nhà này chiếm diện tích đất rộng, kỹ thuật xây dựng công phu, vật liệu tốn kém vì là sự kết hợp giữa kiểu nhà gỗ truyền thống với phong cách kiến trúc và vật liệu xây dựng của phương Tây, thường được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XX: nền nhà cao có bậc tam cấp, tường xây gạch dày, tô hồ quét vôi. Cột nhà có khi là cột bê-tông nhưng vì kèo gỗ và lợp ngói, có trần nhà.



Nhà cổ ở Bình Dương cũng thể hiện tính chất chung của nhà cổ Nam bộ, đó là có kết cấu nhà cột giữa (nhà rôi) và nhà xuyên trính (nhà rường) theo hệ thống khung chịu lực truyền thống như ở miền Bắc, miền Trung. Về sau có thêm dạng nhà đúc kết cấu bê tông chịu lực theo kiểu phương Tây.



Nhà cột giữa thuộc kết cấu cổ truyền, cột cái (cột giữa) kết gắn trực tiếp vào đòn dông và giao điểm của hai cây kèo, tạo thành một bộ vì nhà giản đơn, thích hợp với loại hình nhà thô sơ, bán kiên cố. Hạn chế của nhà cột giữa là không gian nhà chật hẹp do sự hiện diện của hàng cột giữa.



Nhà xuyên trính còn gọi là nhà rường phổ biến hơn nhà cột giữa. Bộ khung sườn nhà này không có hàng cột cái ở giữa nên không gian nội thất khá rộng rãi. Một số nhà rường biến thể là nhà bát dần được xây cất rất qui mô. Mái ngói của dạng nhà bát dần kéo sà thấp xuống (giống như chữ Bát…..trong Hán tự). Bên ngoài nhìn vào kiểu “mái xụ" này thấy nhà có vẻ thấp, nhưng bước vào bên trong sẽ thấy hệ thống kèo cột và trần nhà rất cao làm cho nhà thoáng mát vì kiểu mái đó có tác dụng che mưa và ánh nắng chói chang vùng nhiệt đới, đồng thời hạn chế được tầm nhìn từ bên ngoài. Nhà ông Trần Công Vàng ở thị xã Thủ Dầu Một là một ngôi nhà rường theo kiểu chữ đinh, gồm 5 gian 2 chái, dài 24m, ngang 22m với 6 hàng 24 cây cột, đầu kèo chạm trổ tinh xảo. Cột nhà xưa thường bằng các danh mộc như sao, cẩm lai, gỗ mun.



Bình Dương hiện còn nhiều ngôi nhà cổ có giá trị về kiến trúc và nghệ thuật, niên đại trên dưới 100 năm, chủ yếu tập trung ở thị xã Thủ Dầu Một và huyện Tân Uyên, như nhà ông Trần Văn Tề (phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một), nhà ông Trần Văn Hổ (phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một), nhà ông Trần Công Vàng (phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một), nhà ông Nguyễn Văn Đằng (xã Thạnh Phước, huyện Tân Uyên), nhà ông Đỗ Cao Thứa (xã Thạnh Phước, huyện Tân Uyên), nhà ông Nguyễn Tri Quang (xã Tân An, thị xã Thủ Dầu Một)… Trong số đó có hai ngôi nhà được công nhận Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia vào năm 1993, đó là nhà ông Trần Văn Hổ và nhà ông Trần Công Vàng.



Hầu hết nhà cổ ở Bình Dương có giá trị về mỹ thuật kiến trúc và trang trí là nhà chữ đinh. Riêng nhà của một số gia đình giàu có nổi tiếng ở thị xã Thủ Dầu Một, ở huyện Tân Uyên thì có qui mô khá lớn và hình thức đa dạng chứ không chỉ là kiểu nhà chữ đinh truyền thống. Nhà ông Trần Văn Hổ thuộc kiểu nhà 5 gian 2 chái rất rộng lớn, hoàn toàn bằng gỗ chạm trổ kỹ lưỡng từ cột, kèo đến vách. Kiểu nhà này xưa vốn là đặc quyền của tầng lớp quan lại cao cấp thời Nguyễn, thường dân không được phép xây dựng. Nhà ông Nguyễn Văn Đằng theo kiểu nhà chữ công £¨工¤£© có hai gian lớn gọi là Đông lang – Tây lang; hay kiểu nhà chữ khẩu £¨口£© (gồm 4 căn với hướng đòn dông tạo thành hình vuông) của ông Nguyễn Tri Quang. Hầu hết những căn nhà cổ vừa nêu trên đều khẳng định chức năng thờ cúng ông bà tổ tiên và thể hiện niềm tự hào về gia tộc trên các bức đại tự như Trung Nghĩa Đường, Trần Miêu Duệ, Nguyễn Phủ Đường… tại gian thờ chính trong nhà.



Việc xây dựng nhà ngày xưa rất công phu. Gia tộc ông Đỗ Cao Thứa cho biết nhà xây 3 năm mới hoàn thành, do những người “thợ Bắc” thi công. Vì địa thế vùng Tân Uyên thấp nên nhà phải đắp nền cao rất công phu. Đất phải lấy từ ấp Bình Hóa (xã Uyên Hưng) vận chuyển bằng xe bò đến bờ sông, sau đó chở đất bằng ghe qua sông rồi mướn người gánh về đổ đắp nền nhà. Nền cao hơn mặt đất 0,8m, xung quanh nền nhà được bọc móng rất kiên cố bằng những tảng đá ong vốn có nhiều ở miền Đông Nam Bộ.



Nhà cổ tại Bình Dương là dấu ấn thời kỳ phong kiến giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Hầu hết nhà cửa thời kỳ này còn tồn tại cho tới nay đều nhờ kỹ thuật xây dựng kiên cố với các loại danh mộc quý, chắc như lim, căm xe, cà chất… Khung sườn các nhà xưa hầu hết sử dụng kỹ thuật lắp ghép tự nhiên (lắp mộng) chưa dùng đinh sắt. Các bức vách gỗ phía trước nhà hoặc vách ngăn giữa gian thờ tự với gian nhà trong, những cây kèo, hoành phi, câu đối, bao lam, bàn thờ, trang thờ, bình phong… đều được chạm trổ tinh xảo theo phong cách chạm lộng, chạm thủng, chạm chìm khéo léo. Ngôi nhà vừa là công trình kiến trúc tài hoa, vừa chứa đựng những tác phẩm điêu khắc phản ánh các giai đoạn của nền mỹ thuật Nam Bộ: giai đoạn sớm là chạm trổ trên gỗ mộc, toàn bộ chỉ để gỗ tự nhiên, giai đoạn muộn hơn là dùng sơn ta để sơn son thếp vàng hoặc cẩn ốc, khảm trai, sơn mài…



Thời kỳ đầu nhà cổ tại Bình Dương được thi công xây dựng và trang trí chạm trổ bởi các nhóm thợ mộc nổi tiếng khéo tay từ miền Trung vào như thợ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên, Bình Định (thường gọi chung là “thợ Huế”). Bên cạnh đó còn có thợ mộc của “trường phái thợ Thủ” (Thủ Dầu Một) với tay nghề giỏi nức tiếng đã dần đảm trách vai trò chính yếu trong xây cất nhà và trang trí nội thất. “Thợ Thủ” không chỉ hành nghề ở Bình Dương mà còn ở nhiều nơi khác. Người ta rước “thợ Thủ” về xây nhà và nuôi nhóm thợ trong nhà hàng năm để họ chạm khắc trang trí cho ngôi nhà. Những thế hệ nghệ nhân “thợ Thủ” đã trải nghiệm tài nghệ của mình và lưu danh về kỹ thuật xây cất và nghệ thuật trang trí nội thất những ngôi nhà trên khắp Nam Bộ. Trong “Nam kỳ nhân vật phong tục diễn ca” Nguyễn Liên Phong đã nêu:

…“Nhà khéo cất tốn bạc muôn

Tiếng đồn thợ Thủ ráp khuôn kỹ càng”

Những nghệ nhân nghề mộc khéo léo, tài giỏi của Bình Dương xưa đã để lại những tác phẩm nghệ thuật của mình trên các kèo đùi ếch, trên “lá dung” đầu kèo, bao lam, hoành phi, câu đối, bàn ghế, tủ thờ… được chạm, cẩn tinh xảo, làm nổi bật sắc gỗ mộc thanh cảnh, vàng óng, đỏ tươi và sắc mun ánh ngời bóng loáng của sơn ta, của xà cừ… Đặc biệt toàn bộ vách trước những căn nhà truyền thống ở Bình Dương thường được “thợ Thủ” chạm trổ tỉ mỉ tài hoa, tạo nên vẻ đẹp sinh động nhưng tôn nghiêm cho căn nhà. Từng khung vuông, khung chữ nhật của bức vách trước được chạm khắc nhiều đồ án hoa văn các môtíp điển hình như tứ linh, tứ quý, quả lựu, hoa mẫu đơn… Vách trước cũng thường chạm đôi “mắt cửa” hay biểu tượng của âm dương, nhật nguyệt và khung viền cửa trước (bao lam) thường chạm trổ kiểu đòn võng khéo léo.



Nhà xưa ở Bình Dương hầu hết lợp ngói âm dương, nền nhà lót gạch tàu đỏ. Trong nhà theo mô thức trang trí nội thất thống nhất, gồm bộ trường kỷ gỗ đen ở gian giữa phía trước bàn thờ, hai gian nhà hai bên bày hai bộ ván ngựa. Ở một góc nhà có tủ kiếng để chưng bày các cổ vật kỉ niệm. Bàn thờ, nhất là các câu đối trên cột hoặc các bài minh bằng Hán tự đặt trên bàn thờ tổ tiên đều được cẩn ốc hoặc sơn son thếp vàng. Nội dung các câu đối, bài minh hầu hết đều đề cao lòng hiếu đễ với ông bà tổ tiên, nề nếp gia phong, việc kính trọng và phụng dưỡng cha me. Ngoài dấu ấn đặc trưng của tâm thức Nho giáo đương thời thể hiện như yếu tố chủ đạo trong nội dung các câu đối, bài minh… chủ đề trang trí trong những ngôi nhà xưa tại Bình Dương còn thấy một nội dung khác của văn hoá Nho giáo, đó là những bài thơ cổ tả phong cảnh hay là điển tích xưa. Ngoài đồ trang trí nội thất chủ yếu bằng gỗ như tủ thờ, bàn thờ, trường kỷ, bộ ván, mấy bộ bàn ghế… trong nhà còn có nhiều đồ gốm Biên Hòa, gốm Lái Thiêu như đôn tròn, lục giác, đôn voi, chậu kiểng, độc bình. Nhiều ngôi nhà cổ còn có vài vật dụng Tây phương như đèn Măng sông, quạt trần, máy hát đĩa…



Về Bình Dương đắm mình trong không gian tĩnh lặng của những ngôi nhà cổ giữa khu vườn êm ả, tiếng ồn, khói bụi đường xa dường như không len lỏi vào đến nơi đây, cuộc sống xô bồ gấp gáp chốn thị thành dường như không hiện diện ở nơi đây… Chợt thấy mình như được quay về với những ngày xưa yêu dấu…



Tham khảo: Tài liệu của Ban quản lý di tích tỉnh Bình Dương

Nguồn: vannghesongcuulong.org
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2009 Invision Power Services, Inc.


Category: Other
CHUYỆN CỦA NHÀ RƯỜNG

Người xưa có câu "an cư lập nghiệp", ổn định chỗ mới mong xây dựng được cuộc sống ấm no. Vì vậy, việc xây nhà là việc cả đời người. Dùng những vật dụng chắc chắn là vững chải xây nhà cộng với kinh nghiệm hàng mấy trăm năm, người xưa đã xây dựng nên những căn nhà vừa bền lại vừa kiên cố để có thể "an cư" trong thời tiết khắc nghiệt nắng nóng, mưa dầm ở miền Trung.

Kiến trúc nhà rường

Trong khu vườn rộng rãi của mình, gia chủ không chỉ xem phong thủy để lựa chọn miếng đất tốt, phù hợp với tuổi mà còn chọn hướng nhà. Có được "thế nhà" tốt nhất, người trong nhà sẽ mạnh khỏe, ăn nên làm ra. Nhà rường thường xoay mặt về hướng nam, nắng sáng và chiếu không chiếu thẳng vào trong nhà chỉ xiên ở hai bên vách. Bếp được dựng ở bên trái, vuông góc với nhà chính, cùng trông ra sân. Khi gió Nam và Đông Nam thổi vào thì vách ngăn không cho gió tạt vào bếp làm lửa tràn ra ngoài dễ cháy nhà. Thông thường, trước nhà chính được trồng một dãy cau, sau nhà vườn chuối xanh um sẽ chắn bớt gió mùa Đông Bắc. Nhà không nằm sát vệ đường mà thụt sâu vào ngõ với cổng lớn uy nghi. Đường dẫn vào nhà có hai hàng chè tau xanh mát, cuối đường là một bình phong cao. Vì vậy, muốn vào nhà, khách phải rẽ sang hai bên để vào. Bình phong giúp cho khách tránh không đường đột khi vào cũng như tạo nên nét kín đáo cho ngôi nhà.

Nhà rường chủ yếu được dựng bằng gỗ kiền hoặc gỗ mít. Nóc nhà là cả một bộ khung (giàn trò) với nhiều cột ghép lại mà theo mộng nẽo. Tùy theo số lượng và chiều cao của cột mà nhà rường được chia làm nhiều loại khác nhau. Nhà chia theo căn có: nhà ba gian hai chái và một gian hai chái; chia theo chiều cao hoặc khoảng cách của cột tùy thuộc vào độ dài của trếng (tính bằng thước mộc là 0,40m). Nhà ba gian hai chái có kích thước khác nhau với những tên gọi như: nhà ba hai, nhà ba bảy hoặc nhà bốn hai. Nhà một gian hai chái thì có một cách gọi khác nhau nhà vuông và kích thước tùy theo chủ nhân của ngôi nhà. Từ những con số của cột cái (cột hàng nhất) người ta tính ra kích thước các bộ phận khác như: xà thượng, xà ngồi, quà giàng, xà nách... Nhờ vậy, mỗi cột, xà gỗ làm tách riêng nhưng khi ghép một vào tiền khít và liên kết chặt chẽ với nhau mà không dùng đến một cây đinh thép. Trong bộ phận nóc nhà thì đòn đôông (đòn nóc) là quan trọng nhất. Khi làm lễ cất nóc, người chủ phải xem ngày giờ phù hợp với cung mạng để làm lễ thượng lương.

Mái nhà rường được lợp bằng ngói liệt, với hai lớp dày chồng lên nhau. Do vậy, mùa hè rất mát, mùa đông thì ấm áp. Mái nhà có độ dốc từ 15-30 độ nên chống được những cơn bão mà không bị sụt ngói.

Kỹ thuật điêu khắc cũng là một nét nổi bật của nhà rường. Phần nhiều các xà lùi hạ, gáy quà giang đều được chạm trỗ hết sức công phu. Các hình mây cuộn, hoa lá hoặc đường diềm trang trí được khắc từng nét nhỏ rất tinh vi chạy dọc theo các đòn ngang nhỏ.

Nhà rường ở Kim Long có những điểm khắc biệt so với nhà rường ở nơi khác. Ngoài kiến trúc ba gian hai chái cùng trang trí nội thất: câu đối, hoành phi; người ta còn xây dựng thêm một nhà hiên nhỏ ở ngay trước mặt nhà chính. Nhà hiên dài bằng nhà chính, rộng bằng 1/3; mái lợp tranh hoặc ngói liệt. Nóc nhà hiên được dựng bởi các xà đấu với nhà quà giang mà không có xà nách. Các cột nhà hiên không trong bóng mà vuông vắn, chắc khỏe. Ngôi nhà của ông Lê Hối (1/4 đường Nguyễn Hoàng) và ông Lê Quang Dinh (4/4 đường Hương Bình) vẫn còn giữ được nét kiến trúc đặc biệt đó. Trong số các nhà rường cổ ở vùng Kim Long, nhà anh Dinh mang dạng kiến trúc 1 gian hai chái. Căn nhà vuông này còn toàn bộ giàn trò, rui mèn, đòn tay, liên ba, thanh vọng. Xung quanh được bảo vệ bằng tường vôi, không có cửa hậu. Các đường xuyên thổ, đuôi keo đường chạm lộng, khắc chìm hình áng mây, hoa lá tinh xảo, đường nét mềm mại. Kiến trúc ngôi nhà này gần với kiến trúc ngôi nhà thờ Đặng Huy Trứ ở Hương Trà. Trong nhà, nhiều vật dụng vẫn còn được giữ gìn như: bộ bàn ghế chữ hát (H) có chạm khắc hoa lá, bàn tròn có giá đỡ bốn chân...đặc biệt, trên những hoành phi vẫn còn đọc rõ dòng chữ Hán sơn son thếp vàng: Duy Tân năm thứ 6 (tức năm 1914).

Đa số các cột trong nhà rường đều được kê trên một tảng đá phẳng, do vậy cột ít bị ẩm mốc. Trong ba gian nhà, người ta chỉ ở hai gian và hai chái, gian giữa thường được dùng để thờ gia tiên. Vào thăm nhà, khách không thể không cúi đầu để bước qua ngưỡng cửa, nó vừa chắn mưa hắt vào nhà vừa là vật cản nhỏ khiến khách phải cúi đầu bước vào.

Ơi những nhà rường, nay còn đâu?

Đi dọc con hói nhỏ, chúng tôi không thể tin vào mắt mình khi nhìn thấy một quán nhậu đã "mọc lên" trên ngôi nhà rường cổ. Căn nhà rường dường như còn y nguyên dáng vẻ cổ kính không còn để lại một chút dấu tích. Các đầu xà gỗ hình đầu rồng xoăn theo từng thớ gỗ, những cây cột đen bóng, những cánh cửa buồng khoa màu mun...tất cả như đang còn hiện hữu trong tâm khảm của chúng tôi. Những năm gần đây, nhà rường bỗng trở thành một "của quý" mà người chuộng đồ cổ ưa thích. Những căn nhà gỗ phút chốc có giá bằng cả kho tiền. Nhà rường lần lượt rời bỏ mảnh đất của mình ra đi. Nó được dựng lên trong những sân gạch, trên khu đất của nhà hàng, trong vườn người sưu tập...nhìn những nhà rường ấy chúng tôi thấy sao mà bơ vơ và lạc lỏng đến vậy. Nó như người nhà quê ra phố, những lối nhỏ quen thuộc, vườn cây trái xanh um chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của du khách. Nó vẫn còn nguyên vẹn từ chân cột đến đòn nọc thế mà ngượng ngịu xúng xính trong tấm áo không phù hợp với mình.

Qua chiến tranh, thiên tai, nhà rường không còn nhiều. Phần lớn bị xuống cấp, chủ nhà vì khó khăn nên cũng mong bán lấy tiền xây nhà khác. Có người, do ông bà tổ tiên để lại, họ xem ngôi nhà là nhà thờ chung nên không muốn thay đổi, họ để mặc ngôi nhà dần dần xuống cấp, hư hỏng. Người khác mong có chỗ ở cho con cháu nên quyết định bán kiếm vài trăm triệu xây nhà mớị..nhiều nguyên nhân nhưng chỉ một hậu quả: nhà rường dần dần mất đi. Tuy vậy, nhiều chủ nhà vẫn còn tâm huyết với vốn cổ cha ông. Họ hiểu giá trị văn hóa vật thể, truyền thống gia đình nên hết sức giữ gìn. Nhờ sự chăm sóc chu đáo, tận tình của ông Lê Hối mà ngôi nhà rường Kim An không không còn bị mối mọt làm hư hại. Nhà sắp được thay một lớp ngói liệt mới. Ông Lê Quang Dinh còn có một kế hoạch hoàn chỉnh hơn. Nhìn ánh mắt và giọng nói của anh khi dẫn khách đi giới thiệu, chúng tôi hiểu rằng: những ngôi nhà rường vẫn đang được những bàn tay nâng niu, trân trọng và gìn giữ. Những thế hệ sau này sẽ không phải tìm đọc qua sách báo hay đi đến những nơi khác để tham quan vốn cổ của chính làng quê mình.

Phục hồi nhà rường- bao giờ?

Nhà rường phần lớn đều bị hư hỏng, sửa chữa cho đúng và có tiền để là một vấn đề lớn đối với mỗi nhà. Do vậy, nhiều người vẫn sống trong những ngôi nhà rường bị dột và mối mọt. Dù rất muốn sửa chữa nhưng mọi việc đều ở ngoài tầm tay. Cá biệt, có ngôi nhà được đầu tư hàng trăm triệu để trở thành một nơi di tích thì chủ nhà không đồng ý. Chủ nhà dường như chưa thấu hiểu hết giá trị văn hóa lịch sử ngôi nhà mình đang ở. Đây cũng là một khó khăn lớn trong công việc trùng tu các nhà rường cổ. Những nhà rường khác hoặc thiếu kỹ thuật khi trùng tu, hoặc không có tiền sửa chữạ..Những khó khăn vẫn chất chồng với những người đang tâm huyết phục hồi vốn cổ dân tộc: Nhà rường.

Đứng trước tình hình đó, Hội kiến trúc miền Trung vẫn không nhụt chí. Nhiều tháng qua, các chuyên gia đã đi khảo sát, lập đồ án tìm hiểu các nhà rường cổ trên địa bàn tỉnh. Hội cũng có kế hoạch đầu tư kinh phí cho các nhà rường nhằm giữ lại nét kiến trúc rường cổ của dân tộc. Đây thật sự là tin vui đối với những nhà rường đang xuống cấp ở Huế.

NGUYỄN LAN

Nhà chữ Đinh
Đây là loại nhà rất phổ biến trong tỉnh, vùng này cũng có được cấu tạo gồm một nhà trên và nhà dưới, nhưng khác nhà sắp đọi ở chỗ nhà dưới nằm ngang hàng với nhà trên xoay đầu hồi ra phía sân trước, có cửa vào riêng cùng hướng với nhà trên. Nhà trên và nhà dưới cùng một mặt phẳng nên tiện cho việc bố trí bàn ghế khi có tiệc tùng, cưới xin, đám giỗ v.v… Bộ cửa nhà trên gồm nhiều cánh ghép liền với nhau, chứ không phải chỉ có hai cánh như kiểu nhà Châu Âu. Nhà chữ đinh thường có dãy hàng ba phía trước, nên nắng không bị chói, mưa không bị tạt vào bên trong. Có một tập quán lâu đời là nếu xây nhà chữ đinh thì cổng không mở ngay vào cửa chính của nhà trên, mà lại mở vào phía đi vào nhà dọc (của chữ đinh). Tùy sân trước rộng hay hẹp mà chủ nhà đặt ở đó nhiều hay ít chậu kiểng. Cũng có người không chơi kiểng mà áp dụng công thức: sân vườn - nhà - vườn sau. Ở đây có ao cá, chuồng gia súc, gia cầm, nếu vườn rộng thì có thêm cây ăn quả.
Bên cạnh loại nhà chữ đinh thông thường trên đây, một số nơi cải tiến thành loại nhà chữ đinh có sân trong. Theo cấu trúc này, nhà dưới được tách ra khỏi đầu hồi nhà trên, tạo một sân nhỏ phía sau để lấy ánh sáng cho nhà dưới. Đây cũng là nơi đặt thêm hồ nước hay lu chứa nước mưa.
Cách bố cục bên trong nhà chữ đinh nói chung gần giống nhau. Ở nhà chính, bàn thờ được đặt ở gian giữa và các gian hai bên. Trước bàn thờ, bên phải và bên trái là nơi đặt đi văng chân quỳ thay cho phản gỗ ngày xưa. Trước bàn thờ gian giữa là nơi bố trí bộ salông hoặc chiếc bàn chữ U với 6 ghế dựa. Nhà khá giả có thêm một tủ búp phê đựng ly tách, chén, bát đắt tiền và vài chai rượu. Các bàn thờ chạm trổ cầu kỳ ngày xưa, nay được thay bằng chiếc tủ thờ kiểu Gò Công, dùng để đặt bàn thờ bên trên, vừa để đựng những đồ đạc quý giá bên trong.
Nhà sắp đọi
Đây là loại nhà tương đối phổ biến ở nông thôn Bến Tre, gồm một nhà trên (hay nhà trước ba gian và một nhà dưới (hay nhà sau) sắp liền kề cùng chiều dài với nhà trên. Giữa hai nhà có chiếc máng xối chạy suốt từ đầu này đến đầu kia để hứng nước mưa. Nhà sắp đọi thường là nhà lá, cột bằng gỗ mù u, sầu đâu, so đũa, gỗ mít kê trên đá táng. Dãy cột hàng ba phía trước thường làm bằng tre gốc. Ở nơi ven biển thì dùng cây mắm, cây đước hay chà là.
Trên cơ sở nhà sắp đọi, người ta còn cải tiến thành một số kiểu nhà khác, như nhà sắp đọi nối dài (phần nối dài có cửa trông thẳng ra sân trước), hay nhà sắp đọi có sân trong (phần mái nhà dưới được tách cách nhà trên độ hai, ba mét, có lối đi với mái che nối liền hai nhà). Sân trong vừa để lấy ánh sáng cho nhà dưới, vừa là chỗ để dãy lu chứa nước mưa.
Nhà có chái
Thông thường ở nông thôn Bến Tre, nhà ở nông thôn Bến Tre, cũng như Nam Bộ nói chung, gồm có một nhà chính và một nhà phụ. Ngôi nhà chính thường là ba gian, hai mái, hoặc ba gian một chái (khác với miền Bắc là nhà thường không chái). Số gian thường là số lẻ (1-3-5) ít ai chọn số chẵn. Nếu diện tích của hai kiểu nhà bằng nhau, thì nhà ba gian, hai chái nhìn vẫn thoáng hơn, dễ coi hơn nhà ba gian hai chái nhìn vẫn thoáng hơn, dễ coi hơn nhà ba gian một mái chái do tính cân đối của nó. Ba gian giữa được coi như khu vực chính, còn hai chái hai bên thường được làm buồng chứa đồ đạc và làm buồng ngủ cho phụ nữ trong gia đình.
Nhà không chái
Tuy không phổ biến, nhưng loại nhà này thỉnh thoảng ta vẫn bắt gặp ở nông thôn. Những gia đình nghèo, ít người hay chọn kiểu nhà này, vì cấu trúc đơn giản, dễ làm. Chỉ cần một số cây gỗ, tre để làm sườn còn mái che và hai bên vách đứng thì làm bằng lá dừa nước hay ván gỗ. Cũng có một số nhà tường xây theo kiểu này và lợp ngói, tôn, hoặc phi-brô ximăng. Trong trường hợp này, vách hai bên phải bằng gạch. Trong những năm chiến tranh và cả về sau này, ở nông thôn, nhất là dọc theo những đường cái, người ta xuất hiện loại nhà không chái, và chỉ một chái. Phía mặt tiền được làm cao hơn, mái đổ xuôi, về phía sau.
Nhà chữ công
Một số nhà xưa còn lại hay xây theo kiểu này. Ngày nay, loại nhà này ít được phổ biến. Về cấu trúc loại nhà này gồm có nhà trên và nhà dưới như kiểu nhà sắp đọi, nhưng thay vì nhà sắp đọi được bố trí hai mái đâu vào nhau, giữa có máng xối để hứng nước mưa, thì ở đây giữa nhà trên và nhà dưới cách nhau một khoảng sân rộng và được nối bởi một nhà cầu dài từ mái sau nhà trên đến mái trước nhà dưới. Cách cấu trúc này tăng thêm ánh sáng cho cả nhà trước và cả nhà sau.




Nhà của cư dân ĐBSCL xưa
Posted on Tháng Bảy 14, 2008 by huynhphuclinh
Bài nầy sao nhỉ?

Từ xưa, khi đến định cư ở ĐBSCL, những lưu dân phải thích nghi với điều kiện môi sinh ở địa bàn mình đang cư trú. Việc lựa chọn địa bàn cư trú có ý nghĩa rất quan trọng vì giúp người ta ổn định cuộc sống, “an cư lạc nghiệp”. Công việc của những lưu dân buổi đầu vào đây là khai hoang, tìm cuộc đất tốt để dựng nhà, lập làng, rồi sau đó mới lập chợ xây đình. Vì lẽ đó, trong buổi đầu khai phá, các lưu dân thường chọn cất nhà ở những nơi có bến sông để thuận tiện cho việc đi lại, đánh bắt thủy sản, có được một không gian thoáng đãng, có nước ngọt để sử dụng từ các con sông, kênh, rạch, tránh những nơi đầm lầy nê địa vừa không thuận tiện, vừa khó sinh nhai, lại thường xuyên đối mặt với bệnh tật và thú dữ.

Cư dân ở Đồng bằng sông Cửu Long thường chọn bố trí nhà ở trên đất giồng, gò, đồi và nhà ở chạy dọc theo sông rạch. Cách bố trí này vừa giúp cho họ dễ dàng trong việc lao động sản xuất cũng như trong các hoạt động bán buôn. “Nhất cận thị, nhị cận giang”. Vì là những lưu dân có cùng mục đích là tìm đất sinh nhai nên phải sống nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc tối lửa tắt đèn nên người ta thường sống tập trung thành một cụm dân cư không hề có sự phân chia rõ ràng ranh giới giữa làng này với làng kia. Nhà cửa cũng vậy, ở Đồng bằng sông Cửu Long, ranh giới giữa nhà này với nhà khác có khi chỉ là một con đường mòn nhỏ, hoặc là một con mương rộng độ vài mét. Nếu nhà nào có hàng rào thì cũng chỉ mang tính quy ước, tượng trưng cho ranh giới hơn là một sự xác định rạch ròi. Cổng vào nhà cũng vậy, người ta làm cổng là để trang trí, hoặc chỉ mang tính tượng trưng hơn là ý nghĩa thiết thực của nó là dùng để chống trộm. Chẳng vậy mà cổng không cần đóng, làm bằng những vật liệu đơn giản như tre, hoặc là chủ nhà trồng hai bên ngõ hai cây bông giấy hoặc dâm bụt và uốn giao cành với nhau.
Dân cư Đồng bằng sông Cửu Long thường chọn những vật liệu có sẵn trong vườn, hoặc ở địa phương để cất nhà, đó là các loại gỗ vườn, cây, lá… đặc biệt là các loại cây tròn, nhỏ như tràm, đước… làm cột và lợp mái bằng lá dừa nước. Một số ít nhà của những người giàu có thì được cất bằng các loại gỗ quý và mái lợp ngói, hoặc là xây bằng gạch…

Văn minh miệt vườn là một đặc trưng khá nổi bật của Đồng bằng sông Cửu Long, vì vậy nhà cửa của cư dân thường gắn liền với thửa ruộng, miếng vườn. Những nhà trung nông thường có vườn, có sân với diện tích khoảng vài ba công đất. Vườn chủ yếu để trồng cây ăn trái, còn sân thì để trống cho thoáng, đôi khi tận dụng để phơi lúa, phơi củi. Hoặc giả, chủ nhà trồng ở đó năm bảy chậu kiểng để ngắm nhìn cho vui mắt, một ít cây thuốc nam để chữa bệnh thông thường, hoặc một bụi sả, bụi hành, vài ba cây ớt. Cũng có khi là cây xoài, cây mít được trồng ở một góc nào đó để lấy bóng mát. Mép ngoài của sân thường được đặt một bàn thờ Ông Thiên để thờ trời, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mua may bán đắt, gia đạo bình an. Mép trong của khoảng sân giáp mí với căn nhà thường có một cái hàng ba, rộng hay hẹp tùy nhà. Hàng ba này có tác dụng làm dịu cường độ ánh sáng, giảm oi bức vào mùa nắng và hạn chế mưa tạt vào những lúc trời mưa. Ngoài ra, hàng ba còn là nơi dành cho trẻ con chơi đùa, như nhảy dây, đánh chuyền chuyền, bún dây thun… Là nơi để người lớn mắc võng nghỉ ngơi và cũng là nơi để bà con lối xóm tới lui chuyện trò trong quan hệ hằng ngày. Còn phía sau nhà thường là một vườn cây, nơi bố trí chuồng nuôi súc vật, có bến nước dùng làm nơi tắm giặt, đậu ghe xuồng, cũng như dùng trong các sinh hoạt khác.
Đồng bằng sông Cửu Long có các dạng nhà chính sau đây:
Nhà chữ đinh

Đây là kiểu nhà rất phổ biến, bao gồm một nhà trên và một nhà dưới. Nhà chữ đinh được xây bằng gạch, lợp ngói, hoặc tôn. Có khi được xây cất bằng gỗ, lợp lá, vách ván, hoặc bằng lá dừa nước. Nhà chữ đinh rất rộng và thoáng phù hợp với tầng lớp trung nông trở lên. Nhà chữ đinh được cho rằng có xuất xứ từ chữ Hán, là kiểu nhà phân bố một căn ngang (-) và một căn xuôi (J) liền vách, tức là đòn dông nhà trên và đòn dông nhà dưới thẳng góc với nhau, tạo thành dạng giống chữ đinh (J). Ở kiểu nhà chữ đinh thì nhà trên và nhà dưới cùng một mặt phẳng nên tiện bố trí bàn ghế khi có đám tiệc. Nhà chữ đinh thường có dãy hàng ba phía trước, nên nắng không bị chói, mưa không tạt vào bên trong. Thông thường, nhà trên được xây cất với kích thước to hơn và vật liệu tốt hơn nhà dưới, vì nhà trên được quan niệm quan trọng hơn, có chức năng là nơi thờ cúng ông bà, tổ tiên, nơi dành để tiếp khách quý. Nhà dưới dùng để cho việc sinh hoạt trong gia đình. Một căn nhà chữ đinh theo kiểu xưa là ba gian hai chái, còn hiện nay nó được xây dựng phổ biến là ba gian không có chái hiên. Bên trong nhà trên thường được bố trí bàn thờ đặt ở gian giữa và các gian hai bên. Trước bàn thờ, bên phải và bên trái là nơi đặt đi-văng hoặc một bộ phản bằng gỗ. Trước bàn thờ gian giữa là nơi đặt chiếc bàn chữ U, hoặc chiếc bàn hình chữ nhật với hai hàng ghế hai bên… Nếu nhà khá giả thì có thêm tủ búp-phê đựng ly, tách, chén và trưng bày các vật dụng khác.
Bên cạnh loại nhà chữ đinh thông thường, cư dân ở Đồng bằng sông Cửu Long còn cải tiến nhà chữ đinh theo kiểu có sân trong. Nghĩa là nhà dưới tách khỏi đầu hồi nhà trên, tạo một sân nhỏ phía sau để lấy ánh sáng cho nhà dưới. Khoảng sân này cũng là nơi đặt thêm vài cái lu để chứa nước mưa.
Nhà sắp đọi
Kiểu nhà này cũng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nó còn được gọi là nhà xếp đọi, nối đọi, sóc đọi. Đây là loại nhà mà ngoài căn nhà trên ba gian, người ta còn nối thêm phía sau sát liền vách nhà trên một căn nhà dưới có đòn dông song song với đòn dông của nhà trên, theo kiểu nhà dưới sắp liền kề cùng chiều dài với nhà trên. Giữa hai nhà có chiếc máng xối chạy suốt từ đầu này tới đầu kia để hứng nước mưa. Nhà sắp đọi thường là nhà lá, cột bằng gỗ mù u, sầu đâu, so đũa, gỗ mít.
Thông thường, chiều ngang của nhà dưới bằng chiều ngang của nhà trên, còn chiều sâu nhà dưới hẹp hơn nhà trên, và muốn vào nhà dưới thì phải đi qua cửa nhà trên. Nhà sắp đọi nối dài là dạng nhà sắp đọi có nhà dưới ló dài ra hơn nhà trên và ở phần ló ra đó người ta trổ cửa sổ hoặc cửa cái để lấy ánh sáng cho nhà dưới. Nếu ở đây trổ cửa cái thì từ cửa đó sẽ có một lối đi riêng dọc theo hông nhà trên ra thẳng cửa ngõ, không cần phải đi ở phía trong nhà trên. Nhà sắp đọi có sân trong là kiểu nhà mà phần nhà dưới được tách cách nhà trên độ hai, ba mét, có lối đi với mái che nối liền hai nhà. Sân trong vừa để lấy ánh sáng cho nhà dưới, vừa là chỗ để dãy lu chứa nước mưa.
Nhà chữ công
Kiểu nhà này ít phổ biến. Loại nhà này gồm có nhà trên và nhà dưới như kiểu nhà sắp đọi, nhưng thay vì nhà sắp đọi được bố trí hai mái đâu vào nhau, giữa có máng xối để hứng nước mưa thì ở đây giữa nhà trên và nhà dưới cách nhau một khoảng sân rộng, gian nhà trên (nhà chính) nằm ngay ở giữa, dành làm gian tiếp khách và thờ tự, hai gian nhà phụ nằm dọc hai bên được nối với nhà dưới bằng một nhà cầu dài từ mái sau nhà trên đến mái trước nhà dưới.
Nhà có chái
Thông thường, nhà loại này gồm có một nhà chính và một nhà phụ. Ngôi nhà chính thường là ba gian hai chái, hoặc ba gian một chái. Ngôi nhà ba gian hai chái thường là nhà của tầng lớp khá giả. Còn nhà chỉ một gian chính với một chái thường là của tầng lớp nghèo. Còn loại nhà năm gian hai chái thì khá hiếm hoi, chủ nhân của loại nhà này thường là các quan lại hoặc nhà quyền quý. Các gian trong căn nhà được xem là khu vực chính dùng để thờ tự, tiếp khách, hai chái hai bên dùng làm buồng chứa đồ đạc và làm buồng ngủ cho phụ nữ trong gia đình.
Nhà không chái
Loại nhà này thường là của những người nông dân nghèo, với cấu trúc rất đơn giản, dễ làm. Chỉ cần một ít gỗ, tre để làm sườn, còn mái che và hai bên vách đứng thì làm bằng lá dừa nước hay ván gỗ. Toàn bộ vách mặt tiền của nhà trên chỉ là chấn song gỗ nên nhà có nhiều ánh sáng, mát và thông thoáng. Cửa ra vào của loại nhà này phân bố ở hai bên vách của nhà trên. Các chấn song có tác dụng như tấm bình phông che mặt tiền nhà.
***
Ngày nay, nhà ở của cư dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đã khác xưa rất nhiều, phát triển nhiều kiểu, đa dạng, bởi đời sống kinh tế – xã hội của vùng đất này đã không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, một số vùng quê nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày nay người ta vẫn còn giữ lại được khá nhiều các kiểu nhà truyền thống này.
TRẦN PHỎNG DIỀU – báo Cần Thơ – ảnh: sưu tầm

Ở nhà lá mái
Bút ký của Huỳnh Kim Bửu
"Ăn cơm gà, ở nhà ba gian lá mái". Tôi vẫn nghe câu nói ấy ở vùng quê tôi. Ăn cơm gà "tục tác lá chanh" thì ai cũng biết; nhưng ở nhà lá mái có người biết, người không và mai sau này sẽ không còn ai biết.


Một kiểu nhà lá mái xưa còn tồn tại ở một làng quê huyện Phù Cát (ảnh chụp năm 1970).

* Nhà lá mái là nhà như thế nào?
Xin hãy đi từ cái nhà cặp, nhà mái.
Nhà cặp là nhà tranh ba gian hai chái, có sườn nhà là các cột tre hoặc cột gỗ, rui mè tre, vách trét đất, nền đất, cửa ra vào mở ở chái tây (phần lớn các nhà quay mặt hướng nam), tiếp theo là hàng phên giại chạy suốt mặt trước nhà, hè hẹp.
Nhà mái cũng là nhà tranh ba gian hai chái nhưng có cột, kèo, xiên, trính là gỗ danh mộc, nền đất nện hoặc nền lát gạch Bát Tràng, mặt tiền mở cửa ra vào ở hai chái, dựng bàn khoa ở ba gian giữa, hè nhà rộng có hàng cột trong hệ thống cột hàng nhất, hàng nhì, hàng ba… Trần nhà mái là trần bằng trét một lớp đất dày trên sìa tre trải trên mặt đà gỗ hoặc tre ngâm. Đất trét là đất thịt nhào rơm, đạp nhuyễn. Cũng có nhà năm gian hai chái, dựng cổng trước năm gian thờ, dựng một lần cổng nữa hoặc phên giại ở trước hè. Cửa ra vào chái tây thường mở, bàn khoa, cửa chái đông chỉ mở những ngày nhà có lễ trọng như quan hôn, tang tế.
Nhà lá mái là nhà mái có thêm mái đất, gọi là lá mái. Lá mái là cái trần nhà đắp đất trên những tấm tre đan đặt xiên theo mái nhà được chống đỡ bởi những đà ngang bằng gỗ. Giữa mái nhà và lá mái có khoảng hở ở chân mái chừng 3-4 tấc, ở nóc nhà chừng một thước. Cũng có nhà, lá mái không đắp đất mà đóng bằng ván dày. Lá mái ván không bảo vệ được ngôi nhà khi bị hỏa hoạn ở bên ngoài, không thấy rõ được thời tiết mùa nóng, mùa lạnh ảnh hưởng vào bên trong nhà như lá mái đất. Kèo, xiên, trính, bàn khoa nhà lá mái được chạm trổ mỹ thuật, cột nhà luôn được chùi bóng láng.
* Nhà chữ Đinh
Hình như các cụ xưa cất nhà lá mái là để có một nơi thờ phượng hơn là để ở. Cái nhà ấy, các cụ gọi là "nhà trên".

Cấu tạo xiên, trính của nhà lá mái xưa.
Nhà trên
được nối với nhà dưới bởi cái nhà cầu có cửa lên nhà trên, một khung cửa gỗ lắp ván, ngưỡng thấp hơn đầu người. Nhà dưới là nhà ngang, các nhà phụ là một chuỗi những nhà buồng, nhà lẫm (nhà chứa thóc), nhà bếp, phòng ăn… xoay quanh một cái sân nhỏ gọi là sân cát, nơi để hòn non bộ, vò nước, chậu thau rửa mặt đặt trên quán tẩy. Nhà cầu có phên giại ngó ra sân, nơi thường trải chiếu dưới đất, dọn mâm cỗ ngày cúng giỗ. Nhà dưới hợp với nhà trên thành nhà chữ Đinh. Ở quê tôi, ít thấy có nhà chữ Môn, chữ Công, những dinh cơ của các bậc đại phú. Các nhà cầu, nhà buồng, nhà phụ có trần bằng, cũng có nhà làm trần bích tức là trần đất như trần bằng nhưng được tô vôi, mới nhìn tưởng như trần đúc bê tông thời bây giờ.
* Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Nhà lá mái có sân vườn rộng rãi. Từ sân bước lên hè có thềm tam cấp (3 bậc) bằng đá ong. Thường thì sân trước trồng cau liên phòng, hai bên nhà trồng cây ăn trái (lê, lựu, bưởi, chanh…), vườn sau trồng chuối, lại còn có ruộng chân cao, tháng giêng gieo mạ, tháng tám trồng lúa nếp hương. Xung quanh nhà có hàng rào. Hàng rào duối hay hàng rào chè phía trước cắt tỉa thẳng, trổ ngõ ra đường làng hoặc ngõ xóm. Ngõ là một nhà ngõ lợp tranh, kèo cột bằng gỗ, có đôi cánh ngõ ván chắc chắn. Nhiều nhà có ruộng tư trước ngõ (thường gọi là đám Ngõ) để trồng lúa và làm ao sen. Hàng rào ba mặt còn lại là hàng rào trồng tre xanh tốt. Vườn sau có ngõ trổ giữa hai lùm tre, ngó ra gò, ra đồng. Nhiều nhà chỉ mở ngõ trước khi có khách, thường thì đi ngõ sau. Con dâu theo chồng xa mẹ, nhớ mẹ ra đứng ngõ sau mà thở than với lòng: "Chiều chiều ra đứng ngõ sau/Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều". Giếng nhà là giếng khơi bộng đá ong, nước ngọt, xách nước bằng cần vọt. Bên giếng có bình phong bằng cây chè xanh cắt tỉa ngay ngắn, lại có hồ chứa nước, có bóng cây cau - dây trầu nguồn quấn quanh xanh mướt trùm mát, làm chỗ cho đàn bà con gái trong nhà ra ngồi gội đầu nước hương nhu, làm cớ cho anh trai làng trách cô thôn nữ: "Tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài/ Ai dè giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây". Vườn nhà nào cũng dành riêng một khoảng sân cho chăn nuôi gia cầm, gia súc. Nhà có vườn thì có người làm vườn, dạo vườn. Có lẽ, cái vườn ở thôn Vỹ Dạ trong thơ Hàn Mặc Tử không khác mấy cái vườn của quê tôi: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền". Ít có nhà không có đụn rơm, đống rạ chất cao trong sân, trong vườn. Nhà càng giàu thì đụn rơm, đống rạ càng lớn, càng cao.
* Một cõi tâm linh, một không gian đầy chữ nghĩa
Ba gian giữa của nhà trên đặt bàn thờ làm trung tâm, thường là ba bộ án giò nai. Trước bàn thờ kê phản ngựa hoặc đặt trường kỷ. Chái tây còn kê thêm phản ngựa bên cạnh cửa sổ nhìn ra vườn cây ăn quả. Chái đông kê giường, đặt tủ chè. Bàn ghế, phản ngựa nhà trên thường để dành cho việc tiếp khách, còn người nhà có chỗ ở nơi nhà dưới. Nhà nào cụ kỵ ông vẫn còn thì cụ kỵ ông ngủ ở giường nhà trên. Đặt trên án thờ giò nai có đủ những đồ thờ quý giá như lư đồng mắt cua, đèn đồng lá sen, lục bình sứ men xanh. Phía trên án thờ có hoành cẩn xa cừ hoặc hoành sơn mài chữ thếp vàng, đầu án có nghi thêu, chân án có khậu thêu, hàng bàn khoa phía trước treo trướng thêu, rồi thì mỗi cây cột nhà là mỗi câu liễn cẩn, đầu tường chái tây có những tấm bích họa… Hoành, trướng, liễn đối đầy chữ nghĩa, những câu chữ cao sang, có trong sách vở thánh hiền mà gần gũi với gia phong, thành đạt của chủ nhân.
Nhà ở bây giờ, nhiều nhà không có nhà trên. Chủ nhà chuộng sự thờ phượng "đơn giản" bằng cách cắm vài cái trang vào tường lửng lơ làm chỗ thờ gia tiên hoặc thờ Phật, thờ Thánh theo tín ngưỡng của chủ nhà. Vì chủ nhân ngôi nhà muốn dành diện tích còn lại cho phòng ngủ, phòng ăn, phòng sinh hoạt gia đình, phòng nghe nhìn… Phòng nào cũng thật rộng với đủ đồ đạc tân thời, máy móc hiện đại mà thiếu tủ sách, giá sách, ngoài mấy chồng sách giáo khoa của con cái đặt trên bàn học. Nhà trên của người xưa là một thế giới đầy chữ nghĩa dạy đạo làm người và nuôi dưỡng những ước mơ cao đẹp cho tâm hồn. Chữ nghĩa trên hoành phi thì Đức lưu phương, Đức lưu quang, Tích thiện đường; trên liễn đối thì thơ phú mừng vui việc nọ việc kia, thường thơ đi kèm với họa theo kiểu "nhất thi nhất họa"; trên nghi trướng thì đủ các chữ Phước Lộc Thọ, Phú Quý Vinh Hoa; bích họa thì không thiếu những bức cảnh non nước hữu tình, sự tích người xưa Nằm giá khóc măng, Chu Mãi Thần vai gánh củi miệng đọc sách, Lã Vọng câu cá đợi thời… Cũng nên kể một chút về "nghệ nhân" kỳ lạ này: Người vẽ bích họa. Một hôm khăn gói gió đưa, ông thợ vẽ vào làng, ông ở lại nhà ông Cả Nghi vài ngày, ở lại nhà ông Xã Huệ vài ngày… Ông vẽ cho mỗi nhà mấy bức trên tường như một tay thư pháp giỏi, một tay họa sĩ tài hoa, rồi ra đi với lòng lưu luyến tấm thịnh tình tiếp đãi và thù lao "trọng người có chữ" của chủ nhà.
* Ở nhà lá mái có cái thú gì?
Tôi đã từng nghe thấy, người ta liên hệ cái nhà lá mái xưa với cái nhà gắn máy điều hòa nhiệt độ thời nay, và còn chê nhà này thua nhà kia. Bạn tôi đi công tác, không ngồi được trên xe mở máy điều hòa, không ngủ được phòng lạnh ở khách sạn, nhăn nhó bảo: "Nó khó thở, ngột ngạt không chịu nổi". Ông Trần, tuổi lục tuần, mươi ngày nay không chịu nổi cái nóng bức mùa hè, ngồi đâu, đi đâu cũng thở than cái thời tiết. Ông Trần, ông Hạnh gặp nhau. Ông Trần bảo: "Cầm áo mặc, áo nóng; ngả lưng trên đi văng, đi văng nóng; tránh cái nóng trong nhà, chạy ra biển ngồi, cũng nóng!". Ông Hạnh được dịp "ôn cố tri tân": "Hồi trẻ ở quê với ông cụ, sống trong một ngôi nhà lá mái. Trưa hè nắng đổ hào quang đom đóm ngoài trời mà trong nhà thì vẫn mát, mát lạnh. Cha nằm võng mắc dọc theo hàng bàn khoa, đung đưa hưởng ngọn gió nồm mát mẻ thổi qua ngạch cửa rồi phất lên nhè nhẹ mơn man, thế là ông cụ đánh một giấc trưa ngon lành. Con trai cởi áo nằm phản ngựa bên cửa sổ chái tây, mới đặt lưng xuống đã nghe cảm giác hơi lạnh đâu sẵn trong thớ gỗ truyền vào thịt da làm cho mát mẻ, chưa chi đã "hồn bướm mơ tiên" hết buổi trưa hè. Ông Trần hăng hái bình: "Ông thợ hồ đời nay đặt lam thông gió trên đầu cửa. Người xưa khôn hơn người đời nay ở chỗ chừa thông gió dưới ngạch cửa, cái luồng gió kéo qua sông, qua ruộng mang theo hơi nước, cứ là là rồi thổi qua ngạch cửa vào nhà, thì làm sao không mát. Đến mùa đông, muốn tránh lạnh thì nhét con cúi rơm vào ngạch cửa là chận được khí lạnh không vào nhà, giữ cho trong nhà ấm áp. Thử hỏi vậy có khôn hôn?". Hồi 9 năm kháng chiến, tôi học trường cấp 2-3 Hòa Bình (An Nhơn), được trọ học nơi một nhà ở gần trường. Học sinh ở trọ có tôi và 3 bạn nữa. Chủ nhà là một địa chủ tham gia kháng chiến, làm tới Chủ tịch Liên Việt huyện, quý học trò, cho chúng tôi ở nhà trên, một ngôi nhà lá mái. Ở đây chúng tôi được học tập trong một không gian yên tĩnh, dễ bề tập trung vào việc học. Trọ học 3 năm, chúng tôi xem hoành, xem liễn, đọc đại tự, thơ đối, xem cách "tiếp nhân xử vật" của chủ nhà, không biết cái điều Chân - Thiện - Mỹ ở đời nó nhập tâm vào chúng tôi lúc nào.
* Chú Đáo bên đình lên với tớ
Chủ nhân của những ngôi nhà lá mái là những nhà giàu có ở nông thôn, kể từ ông bá hộ, lý cựu, lý đương, thầy đồ cho tới ông nghè, ông cử, thừa phái, tri huyện, cho tới ông tuần vũ, tổng đốc về hưu… Ông quan thanh liêm đi nhậm chức ở triều đình, ở tỉnh xa ít khi dẫn vợ con đi theo mà vẫn để vợ con ở nhà làm ruộng, làm vườn như những người dân quê khác ở trong làng. Tới tuổi về hưu hay từ quan thì ông quan về sống nơi làng quê của mình, làm ruộng làm vườn không cho là việc khó nhọc mà bảo là "được hưởng cái thú điền viên". Ở quê tôi, có nhà ông Phủ Hòa Cư, ông Phủ Chánh Mẫn, ông Cụ Biểu Chánh, ông Tiến sĩ Hòa Cư… Cả một thời niên thiếu đi học trường làng, trường huyện, dạo làng quê, tôi vẫn thường đi ngang qua những nơi đó. Nhà ông Tiến sĩ Hòa Cư chỉ là cái nhà cặp, chứ không phải nhà mái. Thời đó, tôi chưa thấy có ông quan hưu trí nào có nhà ở thành phố, thị trấn, ngoại trừ ông Đốc Lăng (Đốc học, làm Thanh tra Học chánh tỉnh) có nhà ở thị trấn Bình Định (An Nhơn), dưới cửa Đông. Còn cách sống, quan hệ với xóm làng của các cụ thì tôi được nghe nói cụ Đào Tấn cả thời gian về nghỉ hưu ở làng quê Vinh Thạnh (Tuy Phước) vẫn lên chơi trên núi Huỳnh Mai, chùa Linh Phong, vẫn đi về nơi làng sinh quán Tùng Giản. Các cụ sống vui như cụ Nguyễn Khuyến (nhà thơ, vị đại khoa bảng, làm quan tới Sơn - Hưng - Tuyên Tổng đốc) đã viết: "Chú Đáo bên đình lên với tớ/Ông Từ xóm Chợ lại cùng ta". Đạo đức thay! Thân dân thay!
* Những người muôn năm cũ
Bây giờ, tôi khó tìm lại những nhà lá mái cổ, thỉnh thoảng có gặp một vài ngôi nhà lá mái đã qua cải tạo. Cái nhà cải tạo tôi đã gặp cách đây vài năm là nhà ông Hiệp ở thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú (Tây Sơn). Nhà ba gian hai chái, lợp ngói, nhà ngõ ngói; bên trong nhà được giữ khá nguyên vẹn; cột, kèo, xiên, trính, lá mái còn vững chắc; án thờ, trường kỷ, phản ngựa, hoành, trướng, liễn đối còn nguyên; cửa ra vào hai chái, bàn khoa trước ba gian thờ không thay đổi; giữa nhà còn treo chiếc đèn Hoa Kỳ nhưng không thắp, ban đêm đã có ánh điện. Giữ được như vậy quý lắm rồi, nhất là khi ta hiểu được những vật đổi sao dời trên quê hương quá nửa thế kỷ trước. Ông Hiệp ngoài 50 tuổi mời tôi ngồi uống trà ở phản chái tây, nhìn qua cửa sổ thấy vườn cây lúc lỉu những quả xanh, quả chín. Ông Hiệp trầm ngâm nói với tôi: "Ngôi nhà nầy do cố ngoại tui cất, ông ngoại "kế nghiệp" thay nền đất bằng nền gạch Bát Tràng, rồi mua sắm thêm phản ngựa, tủ chè… Ông ngoại không có con trai, cha tui là con rể đi lính Cụ Hồ đánh Pháp, rồi đi tập kết; mẹ ở nhà muôi con, không làm nên sự thay đổi gì. Đến đời tui, rạ tranh khan hiếm, tôi thay mái tranh bằng mái ngói, nhà ngõ cũng lợp ngói luôn một thể. Rồi cũng có tráng xi măng nền giếng và làm một số thay đổi lặt vặt khác". Tôi có hỏi ông Hiệp rằng ông có bao giờ nghe các cụ nói về những người thợ mộc, thợ mái ở quê mình hồi xưa? Ông Hiệp trả lời: "Sinh thời ông ngoại có kể, rồi cha tui cũng có kể những gì ông biết. Rằng, hồi xưa cố ngoại tui làm được nhà là nhờ giá nhân công rất rẻ, chủ nhà chỉ lo đãi thợ đủ ba bữa cơm no mỗi ngày; nhà làm xong, chủ nhà lo lễ vật cho các ông bầu mái, bầu mộc, bầu chạm trổ, bầu đất cúng tổ, đãi thợ; "đi Tết" 3 năm cho mấy ông bầu đúng lễ nghĩa là được. Chạm trổ cho xong mỗi một cái đầu kèo hình loan, hình phụng phải cả tháng công, trả công nhật như bây giờ thì ai mà trả nổi". Ông Hiệp dẫn tôi đi xem, chỉ cho tôi thấy cài tài nghệ khéo léo của người thợ xưa trong từng nét chạm, nét trổ ở đầu kèo, ngọn trính, chân án thờ, tay trường kỷ, trong từng họa tiết trên mảnh ốc xa cừ lóng lánh sắc màu trên những tấm hoành, câu liễn… Tôi nói với ông Hiệp bằng cả niềm cảm phục sâu lắng trong lòng rằng, cái hồn của người xưa còn đó.
Hè - 2005
. H.K.B