Sự thành công trong 1 bản vẽ bếp, ngoài tính mỹ thuật, kỹ thuật còn có logic tiện dụng.
Thời gian gần đây tôi thấy phần đông các kệ bếp đều na ná nhau, nhất là kiểu đặt vị trí tủ sấy chén, thường được treo bên trên sink rửa,. Theo tôi đây không phải là logic hay!
1/ Tầm với : Vùng làm việc lấy đồ thoải mái nhất của con người là từ 750 đến 1200 ( nếu vật dưới 500 gram thì có thể lên đến 1400 ), tức là ở độ cao này khi mang lên hay lấy xuống, cầm nắm , cánh tay sẽ không bị lực ráng quá sức ( Thể hiện qua biểu hiện vai nhô lên ). Việc để quá cao, lại thêm rack máng đĩa có gờ thì sẽ gây khó khăn cho ngưới sử dụng, do cánh tay trương lực quá nhiều khi thao tác, phải mở góc lớn 90 độ so với thân người, chưa kể ở tầm này kệ bị nhô ra, nên khi với, tầm tay kho thẳng ( muốn thẳng phải lùi ra sau ) khiến khớp các tay phải chịu 2 lực trái chiều.
2/ Cánh cửa : Thường các cánh cửa, ít được chăm chút về kích thước, dẫn đến mặt nhìn tổng thể có bố cục không cân đối ( Các cánh to cánh nhỏ nhiều kích cở và nằm xen nhau mất trật tự ...) mất vẻ liền lac . Thông thường người thiết kế sẽ lấy đơn vị chuẩn là 300 ( Cảnh mở 300 X1 = 300 ; ngăn kéo , hộc trống; hay ngăn nâng lêng là 300X2=600 , riêng các ngăn đứng nhỏ thì có thể là 300:2 = 150 hay 200 ... ) và người thiết kế sẽ bố trí công năng tủ sao cho phù hợp với chu kì thao tác, và tính cân đối của toàn bộ khung cánh trong tổng thể bộ bếp ( Ex: để cân đối với bộ cánh nhỏ đứng để dao bên phải sink rửa, là một cánh nhỏ đứng cùng kích thước để gia vị kéo ra , để hóa chất tẩy rửa ). Tránh các đường khung khi kẻ bị đâm vào nhau dẫn đến, toàn bộ tay nắm sẽ lệch theo.
3/ Thiết bị điện âm : khi cho âm các thiệt bị điện ( Tủ lạnh , oven , microwave...... ) thì các bạn phải tính đến phương án hút đối lưu nhiệt lưng tủ, có thể dùng 1 phần nhiệt lượng này để sấy chén hay là khô khu vực ẩm ướt ! ( Bếp nhà tôi dùng ké nhiệt lương oven nướng bánh của bà xã để để sấy chén )
4/ Về màu sắc : thì các bạn nên tránh dùng những màu tương phản cao xen kẽ nhau, khi tủ còn trên 3D thì thấy ok nhưng thực tế khi sử dụng, rất nhiều dụng cụ và vật dụng bếp sẽ kết hợp với mấy ô màu này trở nên rối rắm tầm nhìn, mất vẽ thanh tao của bộ tủ.
5/ Về mặt đá : thì tuyệt nhiên phải dùng Granite, nên chọn ít mè hoặc mè càng nhỏ càng tốt ( nguyên tắc về khoáng học, thì đá càng ít tạp chất, càng đồng nhất thì độ cứng càng cao ) Mặt đá bếp khổ thường dưới 650 , không nên dùng mè vằn vện quá làm mất đi cảm giác sạch sẻ, và vững vàng của bộ bếp. Tôi gặp nhiều bộ bếp do chủ nhà dùng mặt đá để kê thớt chặt xương , lâu ngày mấy hạt mè " hảnh diện " này tự dưng nhảy tưng tưng khỏi vị trí , hay nứt ngay tại vị trí mè tập trung dày nhất !
6/ Hệ thống điện: thì nên đây dây lớn, dùng cho lò nướng tương lai ...
7/ Phần hút mùi và hút khói : hoàn toàn có thể tự chế nếu như gia đình bạn không muốn chi tiêu nhiều quá, hay muốn có hàng độc. Thường thì đặt làm " loa " hút bằng chất liệu của tủ luôn, sau đó gắn 3 quạt hút 1,5 tấc công nghiệp là chạy ok . Phải tội các nhà thường tốn nhiều tiền mua quạt hút nên ko đành giấu nó ( Cái này nhà SX khuyến khích đây ) dẫn đến có cái bếp kiểu classical và gắn vô cái quạt hút modern trông tân cổ giao duyên . Ai quan tâm đến mỹ thuật chút, sẽ thấy là ko hẳn mắc tiền luôn là phù hợp và đẹp.
Trên đây là quan điểm nghề nghiệp mang tính cá nhân, không nhằm vào bất cứ bộ bếp của quí vị nào, có sự trùng hợp là ngoài ý muốn.
.........................................
Một kệ bếp thiết kế thành công, là kệ bếp ngoài đẹp ra còn phải " smart" , ko khiến các bà nội trợ phải lê dép di chuyển liên tục để nấu bếp.
Hi vọng các bạn đồng cảm với nhận xét này ! thanks
7/30/2009
Bài viết về design tủ bếp post trên Webtretho
Nhãn: How they do that ..., Kitchen